Multimedia Đọc Báo in

Trung Nguyên xin giãn tiến độ dự án đồi Cư H'Lâm

16:40, 23/11/2017
UBND tỉnh đã đồng ý cho Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê (thuộc Tập đoàn Trung Nguyên) giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư Khu danh lam thắng cảnh đồi Cư H’Lâm tại thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’gar) đến tháng 10-2019.
 
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Cư M’gar khẩn trương hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành, sớm bàn giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc ký kết phụ lục hợp đồng đối với dự án theo quy định, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện đúng cam kết về tiến độ hoàn thành dự án…
 
Đồi Cư H’Lâm là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
Đồi Cư H’Lâm là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
 
Dự án trên được UBND tỉnh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư ngày 16-9-2014, với quy mô 62 ha, vốn đầu tư hơn 82 tỷ đồng, dự kiến khởi công tháng 1-2016, nhưng đến nay vẫn dẫm chân tại chỗ. Theo báo cáo của chủ đầu tư, việc chậm tiến độ như trên là do vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thiết kế quy hoạch gặp khó khăn. 
 
Xét thấy việc chậm tiến độ là do yếu tố khách quan trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng… nên UBND tỉnh cho rằng, việc chủ đầu tư đề xuất giãn tiến độ thêm 24 tháng là phù hợp...
 
Trước đó, vào đầu năm 2016, UBND tỉnh đã yêu cầu Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên đẩy nhanh tiến độ một số dự án theo đúng trình tự, thời gian, nếu không đúng tiến độ các dự án sẽ bị thu hồi. Theo đó, các dự án Khu du lịch sinh thái - văn hóa cà phê Suối Xanh, nhà khách Trung Nguyên (TP. Buôn Ma Thuột), trang trại phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái (huyện M’Đrắk), khu du lịch thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur (huyện Krông Ana), khu du lịch sinh thái đồi Cư H’lâm (huyện Cư M’gar) là những dự án chậm tiến độ mà tỉnh yêu cầu Trung Nguyên phải gấp rút hoàn thành…
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.