Multimedia Đọc Báo in

Đã đến lúc xem lại cách đánh giá phát triển bền vững trong nông nghiệp

08:36, 03/08/2018

Theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay thì nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp có thể duy trì hay tăng thêm năng suất, sản lượng các loại nông sản để đáp ứng nhu cầu của con người, nhưng vẫn duy trì các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí, rừng, đa dạng sinh học…

Tuy nhiên, thực tiễn phát triển nông nghiệp hiện nay lại đang thiên về khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm gia tăng năng suất, sản lượng nông sản mà quên đi việc duy trì sự ổn định của các tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên vốn được xem là biểu tượng về rừng của Việt Nam với những cánh rừng bạt ngàn, nhưng tỷ lệ che phủ rừng ở khu vực này chỉ đạt khoảng 40%. Riêng tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 chỉ đạt hơn 39%.

Vườn cà phê đạt chứng nhận UTZ ở huyện Krông Pắc.
Vườn cà phê đạt chứng nhận UTZ ở huyện Krông Pắc.

Rừng giảm mạnh đã làm giảm khả năng tích trữ và giữ nước của hệ thống sông, suối, hồ, đập. Do đó, để có nước phục vụ sản xuất buộc người dân phải khai thác nước ngầm. Ước tính, trên địa bàn tỉnh hiện nay có trên 75.000 cái giếng đào, trên 3.200 cái giếng khoan khai thác trên 500 triệu m3 nước/năm phục vụ việc tưới cà phê, tiêu và những cây trồng khác; cộng với trên 180.000m3 nước/ngày đêm phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân đã dẫn đến mực nước bị suy giảm nghiêm trọng ở những tầng phủ bên trên.

Tình trạng cường canh trên các loại cây trồng thông qua việc sử dụng hóa chất kích thích cây trồng ra hoa, đậu quả, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá liều đã tích trữ một lượng hoạt chất nhất định trong đất, gây ra hiện tượng thoái hóa đất nghiêm trọng. Theo kết quả phân tích 8 mẫu đất lấy ngẫu nhiên tại các hộ có nguy cơ cao bị nhiễm hóa chất thuốc bảo vệ thực vật của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam năm 2016 thì có 2/8 mẫu đất phát hiện hoạt chất Imidacloprid, 6/8 mẫu phát hiện Chlorpyrifos, 2/8 mẫu có Carbosulfan là những hoạt chất có trong thuốc bảo vệ thực vật. Và trên thực tế, nông dân hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn khi tái sản xuất trên diện tích đất trồng hồ tiêu bị chết do dịch bệnh.

Rừng suy thoái, nước suy giảm, đất suy kiệt đã làm cho môi trường sinh thái bị ảnh hưởng. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận và thực hành nông nghiệp bền vững.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.