Multimedia Đọc Báo in

Không trồng sắn trên vùng đã bị khảm lá trong thời gian ít nhất một vụ

16:01, 05/11/2018
Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương cho biết, bệnh khảm lá ở cây sắn trên địa bàn tỉnh đã được khống chế, không phát sinh diện tích.
 
Theo thống kê, toàn tỉnh có 1.300 ha sắn 7/15, huyện, thị xã, thành phố bị nhiễm bệnh với mức độ 30 – 70%. Nguyên nhân được xác định là người dân tự mua giống từ tỉnh Tây Ninh mang về trồng chưa qua kiểm tra, kiểm soát. Ngành NN-PTNT và các địa phương đã kiểm tra, phát hiện diện tích sắn bị nhiễm bệnh, hướng dẫn người dân khoanh vùng không để phát sinh thêm diện tích sắn nhiễm bệnh, tiêu hủy đối với diện tích bị nhiễm bệnh trên 70%, hiện tại bệnh khảm lá sắn đã được khống chế. Sở này cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không trồng sắn trên vùng đã bị khảm lá trong thời gian ít nhất một vụ và nên áp dụng các biện pháp luân canh cây trồng để hạn chế rủi ro.
 
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT) kiểm tra vườn sắn nghi bị bệnh khảm lá tại xã Ea Sol, huyện Ea H'leo
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT) kiểm tra vườn sắn nghi bị bệnh khảm lá tại xã Ea Sol, huyện Ea H'leo
 
Trên địa bàn tỉnh hiện có 33.000 ha sắn, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác kiểm soát nguồn giống và xây dựng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để cung ứng cây giống bảo đảm chất lượng.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.