Multimedia Đọc Báo in

Công bố dịch bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

22:31, 28/12/2018

UBND thị xã Buôn Hồ vừa có Quyết định 3822/QĐ-UBND về Công bố dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) gia súc trên địa bàn thị xã.

Theo đó, vùng có dịch là xã Cư Bao; vùng bị dịch uy hiếp là xã Bình Thuận, phường Bình Tân; vùng đệm là xã Thống Nhất và Ea Siên. UBND thị xã yêu cầu, trong thời gian có dịch, tạm ngừng các hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc mẫn cảm với bệnh LMLM và các sản phẩm của chúng ra ngoài vùng dịch; Phòng Kinh tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã phối hợp với UBND cấp xã, phường khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch và tập trung mọi nguồn lực để dập dịch; UBND xã Cư Bao thành lập Ban chỉ đạo chống dịch bệnh LMLM gia súc, chủ động lập các chốt kiểm soát tạm thời tại các trục đường chính ra vào vùng dịch. Đối với các xã, phường chưa có dịch LMLM phải chủ động và tăng cường công tác phòng dịch.

ảnh
Cán bộ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang kiểm tra gia súc bị bệnh (ảnh minh họa)

Được biết, ngày 22-12, Chi cục Chăn nuôi và Thú y nhận được thông báo có 24 con bò của 10 hộ dân tại Buôn Gram A1, xã Cư Bao có những biểu hiện triệu chứng của bệnh LMLM. Sau đó Chi cục đã cử cán bộ xuống kiểm tra và lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. Đến ngày 26-12, Chi cục Thú y Vùng 6 có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm là dương tính với vi rút LMLM type O. Đến ngày 28-12, số bò bị LMLM tăng lên 64 con, thuộc 19 hộ; tổng đàn nguy cơ bị dịch của xã Cư Bao là 1.556 con bò.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hỗ trợ xã Cư Bao 30 lít hóa chất sát trùng và 800 liều vắc xin để bao vây, chống dịch, đồng thời cử cán bộ xuống tham gia chống dịch.

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.