Multimedia Đọc Báo in

THỊ XÃ BUÔN HỒ: Điểm đến của các nhà đầu tư

14:52, 06/02/2019

Trong những năm qua, với việc tập trung nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư cũng như từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến đầu tư, thị xã Buôn Hồ đã từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng thu hút đầu tư trên địa bàn,  góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển đó là chính quyền địa phương luôn quan tâm, chú trọng đến công tác thu hút đầu tư từ các nguồn lực xã hội. Ngay sau khi Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 6-10-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giai đoạn 2016-2020” được ban hành, Thị ủy Buôn Hồ đã ban hành Chương trình số 11-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết này; trên cơ sở đó UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 11 của Thị ủy, đồng thời chỉ đạo thành lập Tổ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch theo Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 18-4-2017 và được kiện toàn lại theo Quyết định 51/QĐ-UBND, ngày 11-1-2018.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã tại Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã Buôn Hồ.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã tại Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã Buôn Hồ.

Để định hướng lĩnh vực, ngành, danh mục trọng điểm và phương thức đầu tư làm căn cứ cho hoạt động xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, thị xã đã thực hiện tốt công tác rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung và quản lý hiệu quả quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, thị xã cũng đã tập trung cho công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tình hình đầu tư trên địa bàn thị xã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trên địa bàn thị xã đã thu hút 15 dự án đầu tư, trong đó 10 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 569 tỷ đồng; 5 dự án đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương và nhà đầu tư đang triển khai với tổng vốn đầu tư trên 571 tỷ đồng.

Theo danh mục dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020, thị xã có 15 dự án trọng điểm kêu gọi thu hút đầu tư. Về lĩnh vực đô thị có các dự án: Khu dân cư đô thị phường Thiện An diện tích 15 ha, vốn 220 tỷ đồng; Khu dân cư Tây Bắc phường An Lạc quy mô 30,26 ha, vốn đầu tư 445 tỷ đồng; Dự án ở rộng khu đô thị Đông Nam phường An Lạc quy mô 8 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 103,6 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại có các dự án: Trung tâm thương mại phường An Bình quy mô 15 ha, vốn đầu tư dự kiến 250 tỷ đồng; Siêu thị phường An Bình, vốn đầu tư dự kiến 47 tỷ đồng; Chợ phường Thống Nhất, vốn đầu tư dự kiến 30 tỷ đồng;  Chợ phường Bình Tân, vốn đầu tư dự kiến 45 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch có các dự án: Khu du lịch sinh thái đèo Hà Lan (phường Bình Tân) với quy mô  218,85 ha, vốn đầu tư dự kiến 600 tỷ đồng; Điểm du lịch sinh thái văn hóa buôn Tring (phường An Lạc) có quy mô diện tích 25 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 175 tỷ đồng; Khu liên hợp thể thao Bắc Đắk Lắk (phường An Bình) có quy mô 10,836 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 82 tỷ đồng; Khu công viên văn hóa thể thao phường An Lạc quy mô 4,05 ha với tổng vốn đầu tư 32 tỷ đồng; Trung tâm văn hóa thanh thiếu nhi phường An Bình với tổng vốn đầu tư dự kiến 10 tỷ đồng. Lĩnh vực giáo dục có các dự án: Trường tiểu học bán trú thị xã Buôn Hồ (phường Đạt Hiếu) quy mô 2,19 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 22 tỷ đồng; Chi nhánh Trường cao đẳng, trung cấp (xã Ea Blang) quy mô 4,5 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 10 tỷ đồng…

Ngọc Khuê

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.