Multimedia Đọc Báo in

Khẩn cấp ngăn chặn sự xâm nhiễm của dịch tả heo Châu Phi vào địa bàn tỉnh

15:34, 08/03/2019

Sáng 8-3, Sở NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch tả heo Châu Phi nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh dịch này vào địa bàn tỉnh. 

Theo báo cáo tại hội nghị, hiện nay dịch tả heo Châu Phi đang diễn biến phức tạp, trên thế giới đã có 20 quốc gia xuất hiện dịch bệnh này. Ở trong nước, bệnh dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra ở 9 tỉnh, thành với tổng số heo mắc bệnh và tiêu hủy 6.400 con. 

ảnh
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vũ Văn Đông phát biểu tại hội nghị

Tại tỉnh Đắk Lắk, đến thời điểm này chưa ghi nhận ca bệnh dịch tả heo Châu phi. Tuy nhiên, là tỉnh có tổng đàn heo khá lớn (với gần 770 nghìn con), chăn nuôi nông hộ còn chiếm tỷ lệ cao, công tác kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gặp nhiều khó khăn do lưu lượng vận chuyển heo và các sản phẩm chăn nuôi qua địa bàn rất lớn nên nguy cơ xâm nhiễm và bùng phát bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn trong thời gian tới là rất cao.

ảnh
Các đại biểu tham dự hội nghị

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh, hiện Sở NN-PTNT đang phối hợp với các ngành, địa phương tập trung triển khai kịp thời kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo Châu Phi, đặc biệt là trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Trong đó, tăng cường giám sát việc vận chuyển hàng hóa; tổ chức các điểm chốt chặn 24/24 giờ ở các địa bàn trọng điểm, tăng cường kiểm soát người, hàng hóa qua cửa khẩu; thực hiện tháng tiêu độc, khử trùng, kiểm tra tại các điểm giết mổ, chợ tươi sống, chăn nuôi tập trung; đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin và tờ rơi; xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm theo quy định…

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.