Multimedia Đọc Báo in

Phát triển kinh tế từ làm rau an toàn

08:47, 11/04/2019
Năm 1996, từ quê hương Nam Định, anh Ngô Văn Sơn cùng gia đình vào lập nghiệp tại thôn Mới, xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin).

Với số vốn ít ỏi, anh Sơn mua được 5 sào cà phê. Do cà phê đã già cỗi, năng suất thấp nên năm 1997 anh quyết định chuyển đổi sang trồng rau. Anh Sơn cho biết, ban đầu nghĩ trồng rau đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm mới đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là làm sao để vừa có rau sạch, vừa đạt năng suất cao. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, ngoài kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, anh Sơn đã tự đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm. Năm 2013, anh tìm hiểu, tham gia các lớp tập huấn về sản xuất rau sạch và được tiếp cận với công nghệ trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP như: Tưới phun, trồng xen canh để hạn chế sâu bệnh, sử dụng các chế phẩm vi sinh trong phòng trừ dịch bệnh…

Anh Sơn chăm sóc vườn rau.
Anh Sơn chăm sóc vườn rau.

Hiện nay, trên diện tích 5 sào, anh Sơn trồng luân phiên các loại rau như: Cà chua, cải ngọt, đậu cô ve, xà lách, bí, cà… Các loại rau được gia đình canh tác hợp lý, tùy theo nhu cầu của thị trường mà đưa vào trồng nhiều hay ít, qua đó có sản phẩm thu hoạch quanh năm. Vườn rau của gia đình anh được đầu tư hệ thống nhà lưới, tưới nước phun sương không chỉ tiết kiệm được nguồn nước tưới, nhân công lao động mà còn hạn chế được số cây rau bị dập, hao hụt khi tưới nước bằng biện pháp thủ công... Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vườn rau luôn phát triển xanh tốt, năng suất, sản lượng ngày càng cao. Hiện nay, bình quân mỗi năm gia đình anh xuất ra thị trường khoảng 12 tấn rau sạch với thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Sơn còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng rau với bà con ở địa phương. Ông Nguyễn Lưu Tuệ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cư Kuin cho biết: “Mô hình trồng rau xanh theo hướng an toàn của gia đình ông Ngô Văn Sơn là một trong những mô hình tiêu biểu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã. Những mô hình như thế này đang được Hội Nông dân huyện khuyến khích phát triển nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện”.

Mỹ Hằng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.