Multimedia Đọc Báo in

Bổ sung tạm thời hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu keo mùa thu

08:49, 27/05/2019

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa có văn bản hướng dẫn các địa phương sử dụng tạm thời 4 loại hoạt chất thuốc BVTV phòng trừ sâu keo mùa thu.

Cụ thể, khi sâu mới xuất hiện thì sử dụng thuốc có hoạt chất Bacillus thuringiensis phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, liều lượng 300-500g/ha. Khi sâu ở tuổi 1 - 2 và cây ngô ở giai đoạn 4 - 6 lá thật có thể sử dụng thuốc có một trong các hoạt chất Spinetoram (liều lượng 30-36g/ha), Indoxacarb (75g/ha), Lufenuron (30g/ha) phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 12 ngày. Lượng nước pha với các loại thuốc chứa các hoạt chất trên từ 400 - 600 lít nước/ha và phun theo hàng, tập trung phun vào mặt lá, nách lá… Các loại thuốc BVTV này chỉ được phép sử dụng phòng trừ sâu keo mùa thu đến 31-12-2019. Hiện nay, trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ sâu keo mùa thu nên Cục đang khuyến khích doanh nghiệp đăng ký để bổ sung vào Danh mục.

Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô. Hình minh họa
Cây ngô là thức ăn ưa thích của sâu keo mùa thu
 
Sâu keo mùa thu có tên tiếng anh là Fall Armyworm (viết tắt là FAW), tên khoa học là Soodopfera ƒugiperda, thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidea). Trứng có hình cầu, đường kính 0,75 mm. Trứng mới đẻ có màu xanh, sau đó chuyển sang màu trắng sữa, trước khi nở chuyển sang màu nâu nhạt. Sâu trưởng thành hoạt động về ban đêm, từ khi vũ hóa đến khi đẻ trứng có thể bay nhiều ki-lô-mét để tìm nơi đẻ trứng và có thể di chuyển xa hàng trăm ki-lô-mé nhờ gió. Về cây ký chủ, sâu keo mùa thu có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà... nhưng sâu ưa thích nhất cây ngô.
 
Hiện tại, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại trên 400 ha ngô tại các xã Krông Nô, Đắk Nuê, Ea R’bin (huyện Lắk).

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.