Multimedia Đọc Báo in

Trồng sầu riêng Monthong thu tiền tỷ

09:32, 28/10/2019

Năm 2000, vợ chồng bà Nguyễn Thị Thái Hà (tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar) trồng 7 ha cà phê và tiêu. Cà phê, hồ tiêu phát triển tốt, cho năng suất cao, mỗi năm gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nhưng đến năm 2013, sản lượng cà phê giảm, tiêu thì bị bệnh chết nhanh chết chậm, tiền thu từ vườn cây không đủ chi phí cho phân bón, nước tưới và công lao động.

Trong một chuyến tham quan vùng Tây Nam Bộ, bà Hà đã tận mắt chứng kiến một gia đình ở đây chỉ trồng 10 cây sầu riêng giống Monthong mà mỗi vụ thu được 98 triệu đồng nên đã dành thời gian học hỏi kinh nghiệm thực tế và tìm hiểu tư liệu về đặc tính của loại cây này. 

Vườn sầu riêng Monthong của gia đình bà Nguyễn Thị Thái Hà.
Vườn sầu riêng Monthong của gia đình bà Nguyễn Thị Thái Hà.

Năm 2013, bà Hà đặt mua 700 cây sầu riêng giống Monthong về trồng xen vào 7 ha cà phê và tiêu của gia đình. Nhận thấy cây sầu riêng phát triển tốt, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương nên năm 2015, vợ chồng bà Hà mua thêm một rẫy cà phê rộng 3,5 ha bị bỏ hoang để tiếp tục trồng 350 cây sầu riêng Monthong, nâng tổng diện tích của gia đình lên 10,5 ha, với 1.050 cây sầu riêng. 

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, rút kinh nghiệm trong sản xuất nên mấy năm gần đây, vườn sầu riêng của gia đình bà Hà thường xuyên thu hoạch trên dưới 100 tấn. Riêng năm 2019, gia đình đã thu gần 129 tấn, bán với giá 53.000 đồng/kg, thu về trên 6,8 tỷ đồng. Cây sầu riêng là cây trồng xen, nhưng nay đã trở thành cây trồng chính và là nguồn thu nhập chính của gia đình bà Hà.

Hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng Monthong không chỉ giúp gia đình bà Hà có cuộc sống khá giả mà còn tạo việc ổn định làm cho nhiều lao động địa phương. Bà cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân khi họ có nhu cầu trồng loại cây này.

Sầu riêng Monthong của gia đình bà Nguyễn Thị Thái Hà được thương lái đến tận nhà thu mua.
Sầu riêng Monthong của gia đình bà Nguyễn Thị Thái Hà được thương lái đến tận nhà thu mua.

Theo ông Phạm Quang Mười, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Cư M’gar, hiện nay nhiều nông dân trên địa bàn huyện đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng trồng xen cây ăn trái vào diện tích cà phê, tiêu. Sắp tới địa phương sẽ tổ chức cho bà con nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình hiệu quả của bà Nguyễn Thị Thái Hà để nhân rộng và tiến tới hình thành vùng sản xuất tập trung.

Thanh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.