Multimedia Đọc Báo in

Huy động trên 105.000 tỷ đồng phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn 2020 - 2025

14:26, 23/12/2020

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 15-7-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu của kế hoạch này, giai đoạn 2020 - 2025 sẽ đưa vào vận hành phát điện thương mại các nguồn NLTT đạt công suất 2.000 - 3.000 MW; trong đó điện gió từ 1.000 - 1.450 MW, điện mặt trời 1.000 - 1.450 MW; điện sinh khối, thủy điện 100 MW. Giai đoạn 2026 - 2030 đưa vào vận hành các nguồn NLTT đạt công suất 3.000 - 4.000 MW; trong đó điện gió 1.000 - 1.450 MW; điện mặt trời 2.000 - 2.450 MW; điện sinh khối, thủy điện 100 MW, đưa tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm năng lượng của vùng Tây Nguyên. Tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu khai thác cao nhất tiềm năng NLTT, góp phần đóng góp đáng kể vào hệ thống điện quốc gia và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một dự án điện mặt trời trên địa bàn xã Ea Phê, huyện Krông Pắc
Một dự án điện mặt trời trên địa bàn xã Ea Phê (huyện Krông Pắc).

Về giải pháp, tỉnh thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện; trong đó tính toán nhu cầu truyền tải tối đa các nguồn NLTT một cách khoa học; phát triển NLTT theo hướng bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ; tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển NLTT.

Nguồn kinh phí cần huy động để phát triển NLTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 trên 105.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 trên 140.000 tỷ đồng.

Minh Thông

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.