Multimedia Đọc Báo in

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần quan tâm phát triển ngân hàng số

17:54, 19/01/2021

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh cần quan tâm đến ngân hàng thông minh, ngân hàng số là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà tại cuộc họp Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng kết hoạt động tín dụng chính sách xã hội năm 2020, triển khai phương hướng năm 2021 tổ chức vào ngày 18-1 vừa qua.

Cụ thể là phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động, giao dịch qua Internet… đáp ứng bối cảnh mới hiện nay.

Hiện nay, các ngân hàng truyền thống đang nỗ lực thích ứng và cập nhật công nghệ nhằm thay đổi mô hình kinh doanh theo hình thức ngân hàng số để tăng trải nghiệm cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc số hóa sẽ tích hợp tất cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống nhằm bảo đảm sự liền mạch trong mọi hoạt động của ngân hàng, như: chuyển khoản (giao dịch), kết nối và tư vấn khách hàng…, từ đó gia tăng tiện ích cho ngân hàng cũng như đối tác khi thực hiện giao dịch.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu chỉ đạo tại Cuộc họp Tổng kết hoạt động tín dụng chính sách xã hội năm 2020, triển khai phương hướng năm 2021 của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu chỉ đạo tại Cuộc họp của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. 

Năm 2020, tổng doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh đạt hơn 1.548 tỷ đồng, với 47.067 lượt hộ gia đình vay vốn; tổng dư nợ gần 5.225 tỷ đồng (tăng gần 396 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng đạt 8,2%.

Năm 2021 NHCSXH phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ từ 8 - 10% trở lên…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.