Multimedia Đọc Báo in

Vươn lên từ mô hình kinh tế tổng hợp

08:11, 28/04/2021

Cuối năm 2017, cơn bão số 12 kinh hoàng đã phá tan gần 4 ha cao su đang cho thu hoạch của gia đình ông Trần Văn Kim (buôn Khóa, xã Cư Pui, huyện Krông Bông), thiệt hại ước tính hơn 700 triệu đồng. Mất nguồn thu nhập, mất vốn làm ăn, nhưng ông Kim không nản chí mà quyết tâm gây dựng lại kinh tế gia đình.

Sau khi tìm hiểu, ông Kim chuyển đổi gần 1 ha vốn là diện tích cao su trước đây sang trồng dâu nuôi tằm, xây nhà nuôi tằm rộng khoảng 50 m2... Sau khi cây dâu bắt đầu cho thu hoạch, ông Kim nhập một hộp tằm về nuôi thử nghiệm. Lứa tằm đầu tiên mang lại kết quả khá khả quan, từ đó ông mạnh dạn tăng số lượng, ổn định mỗi lứa nuôi là 1,5 hộp tằm giống. Ông Kim cho hay, mỗi lứa tằm nuôi từ 13 - 15 ngày thì cho thu hoạch, thu được trung bình khoảng 90 kg kén; với giá bán 150.000 đồng/kg, mỗi lứa tằm lãi hơn 10 triệu đồng.

S
Ông Trần Văn Kim tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để nuôi cá.    

Ngoài ra, ông Kim còn chuyển đổi vùng đất triền đồi sang trồng cây cà phê, đến nay diện tích cà phê đã cho thu hoạch, với số lượng khoảng 2.500 cây, năm 2020 thu hoạch hơn 6 tấn cà phê nhân, sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi gần 100 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, tận dụng 1.200 m2 đất vùng trũng thấp, ông Kim đào hồ để vừa phục vụ nước tưới cho cà phê trong mùa khô, vừa nuôi cá tăng thu nhập. Do tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, rau và các phụ phẩm nông nghiệp nên chi phí chăn nuôi thấp, chất lượng cá đảm bảo nên giá bán khá cao. Mỗi năm ông đầu tư khoảng 4 triệu đồng mua các loại cá giống như cá trắm đen, cá chép và cá mè; sau một năm nuôi cho thu hoạch hơn 2 tấn cá thương phẩm, lãi khoảng 70 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Hiện nay, nhờ mô hình kinh tế tổng hợp, gia đình ông Kim có nguồn thu nhập ổn định trên 250 triệu đồng mỗi năm, không chỉ trả hết nợ trước đây mà còn vươn lên trở thành một trong những hộ có mức thu nhập khá tại địa phương.

Vàng A Hiệp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.