Multimedia Đọc Báo in

Nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

10:53, 24/06/2021
Nhằm hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch COVID-19, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã tiến hành miễn giảm lãi suất, kéo dài thời gian trả nợ, khoanh nợ và tăng vốn vay ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng.
 
Theo đó, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lùi thời gian trả nợ cho 1.452 khách hàng, với dư nợ trên 500 tỷ đồng. Trong đó giữ nguyên nhóm nợ không bị chuyển sang nợ xấu lũy kế là 1.134 khách hàng, tổng vốn vay trên 287 tỷ đồng.
 
Khách hàng gia dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Đắk Lắk.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đắk Lắk.
 
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng đã chỉ đạo toàn thể cán bộ, người lao động thực hiện nghiêm những biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; chủ động xây dựng phương án, bảo đảm cho hoạt động ngân hàng được an toàn, liên tục và thông suốt trong mọi tình huống. Đồng thời, căn cứ năng lực, khả năng tài chính của mình để tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong thời gian tới như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới và các biện pháp hỗ trợ khác. Các tổ chức tín dụng cũng phải công bố công khai mức lãi suất hỗ trợ, các biện pháp, chính sách hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp nắm rõ.
 
Được biết, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 12 nghìn khách hàng vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với tổng dư nợ trên 15,5 nghìn tỷ đồng. Các nhóm ngành kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ ăn uống, du lịch lưu trú (chiếm 50%); nhóm ngành nông nghiệp (15%); thương mại (25%) và số còn lại là công nghiệp chế biến…
 
Khả Lê

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.