Multimedia Đọc Báo in

Nông dân Ea Drơng gặp khó trong tiêu thụ bí đỏ

08:16, 10/06/2021

Nông dân xã Ea Drơng (huyện Cư M’gar) đang tiến hành thu hoạch bí đỏ. 40 ha bí đỏ trên địa bàn xã đa phần do người dân trồng tự phát, với tổng sản lượng lên đến hàng trăm tấn… Hiện bí đỏ thu hoạch không tiêu thụ được. 

Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Thủy (ở thôn Phú Phong) năm nay xuống giống 5 ha bí đỏ. Sau hơn 3 tháng trồng, chăm sóc vườn bí đỏ của gia đình đã đến kỳ thu hoạch, với sản lượng ước đạt khoảng 100 tấn.

Tuy nhiên, bí đỏ hiện vẫn nằm trên ruộng không thể tiêu thụ được. Theo chị Thủy mọi năm vào thời điểm này, thương lái đến tận vườn để mua với giá 5.000 – 6.000 đồng tùy theo chất lượng, đặc biệt có thời điểm đến 7.000 – 8.000 đồng, song năm nay dù giá đã giảm xuống 3 - 5 lần, hiện chỉ từ 800 – 1.400 đồng/kg vẫn không có người mua.

Đến nay, chị Thủy chỉ mới thu hoạch 3 ha bí đỏ, với sản lượng khoảng 62 tấn và thu về chưa đến 100 triệu đồng. Theo tính toán, với tình hình hiện nay, sau khi trừ chi phí, gia đình chị Thủy lỗ hàng trăm triệu đồng.

Số bí đỏ được thương lái thu mua nhưng giá thấp hơn từ 3 - 4 lần so với vụ trước.
Số bí đỏ được thương lái thu mua nhưng giá thấp hơn từ 3 - 4 lần so với vụ trước.

Không riêng chỉ Thủy, đây còn là tình trạng chung của người trồng bí đỏ ở xã Ea Drơng khiến lượng nông sản bị tồn đọng nhiều. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các thương lái không đến mua nông sản nhiều như mọi năm, hoặc mua với số lượng ít và giá rất thấp khiến không ít gia đình lâm vào cảnh bế tắc. Theo tính toán của người dân, để thu hoạch được 1 tấn bí đỏ phải bỏ ra khoảng hơn 320.000 đồng tiền công; với giá bí đỏ hiện nay thì người dân chắc chắn thua lỗ.

Ông Lê Minh Hòa, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng cho biết, trước tình trạng bí đỏ không thể tiêu thụ do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, địa phương đã và đang kết nối, kêu gọi toàn thể cán bộ và nhân dân, các nhà từ thiện, doanh nghiệp và đề xuất với Hội Nông dân huyện Cư M’gar có biện pháp giúp bà con tiêu thụ số nông sản đang còn tồn đọng. Nhiều điểm bán hàng hỗ trợ tiêu thụ với thông điệp “Bí sạch - bí ngon – bí nghĩa tình” đã được tổ chức song số lượng bí đỏ tiêu thụ được vẫn còn hạn chế…

Trung Dũng


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.