Multimedia Đọc Báo in

Điện lực Dak Lak với Chương trình đưa điện sáng vào từng nhà dân thôn, buôn vùng sâu

09:29, 21/04/2010

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 646/TTg-CN, ngày 26-4-2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình dự án cấp điện cho đồng bào các thôn, buôn chưa có điện, ngành điện Dak Lak đã có nhiều nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ lắp đặt lưới điện vào từng nhà dân.

 

Điện lực Dak Lak (ĐLĐL) được giao khảo sát thiết kế lắp đặt công - tơ và mạng điện trong nhà cho gần 21.000 hộ gia đình trên 315 thôn, buôn thuộc 11 huyện trên địa bàn toàn tỉnh, gồm: M’Drak, Ea Kar, Krông Pak, Krông Năng, Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’gar, Krông Bông, Ea H’leo, Krông Ana và Krông Buk. Xác định đây là nhiệm vụ nặng nề cả về quy mô lẫn tiến độ, đồng thời rút kinh nghiệm từ những dự án trước, ngay từ đầu, ĐLĐL đã giao cho đội quản lý lưới điện 110- 35 KV và 7 chi nhánh điện các huyện đảm đương công việc thiết kế, thi công. Tuy nhiên, thời gian đầu (đầu năm 2008), địa bàn thi công các hạng mục công trình còn hạn hẹp, áp lực công việc chưa cao do tiến độ xây dựng đường dây trung, hạ áp, trạm biến áp - đưa điện về thôn, buôn của các nhà thầu (ngoài ĐLĐL) còn chậm.

Thi công đường điện về thôn buôn xã Ea Wer, Buôn Đôn.
Thi công đường điện về thôn buôn xã Ea Wer, Buôn Đôn.
Có thể nói, bước sang năm 2009, khối lượng công việc của chương trình dự án trên trở nên dồn dập, khi hầu hết 12 gói thầu tại 11 huyện được thụ hưởng chương trình đồng loạt triển khai thi công. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc trong quá trình tác nghiệp, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị sẵn sàng đáp ứng cho từng đơn vị khi cần, ĐLĐL còn thành lập 10 tổ công tác (mỗi tổ 3-5 người phụ trách từng địa bàn), trực tiếp khảo sát thiết kế, lắp đặt công- tơ và kéo, lắp đặt mạng điện trong nhà cho các hộ dân. Do đặc điểm địa bàn rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, hầu hết các thôn, buôn đều ở vùng sâu, vùng xa, lại rải rác, không tập trung, nên mọi sinh hoạt, ăn nghỉ của lực lượng cán bộ, công nhân đảm trách nhiệm vụ thi công đều tạm bợ, thiếu thốn, nhất là về mùa mưa, điều kiện sinh hoạt, đi lại, vận chuyển vật tư, thiết bị đến các điểm công trình càng khó khăn gấp bội… Trước tình hình đó, với sự quan tâm động viên kịp thời của đơn vị chủ quản - ĐLĐL đã đề ra quyết tâm: thôn nào đóng điện xong thì hộ dân ở thôn đó dứt khoát phải có điện, cán bộ, công nhân trong đơn vị cũng như các tổ, nhóm công tác đã ra sức khắc phục khó khăn, làm việc không quản ngày, giờ nghỉ, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, để nhân dân kịp có điện ăn Tết cổ truyền, ĐLĐL đã huy động mỗi ngày gần 250 cán bộ, công nhân từ các đơn vị trực thuộc tỏa về các thôn, buôn (thụ hưởng chương trình dự án) khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt mạng lưới điện trong nhà cho bà con. Với quyết tâm đó, chỉ tính riêng năm 2009, ngành điện Dak Lak đã lắp đặt hoàn chỉnh cho hơn 16.000 hộ gia đình, nâng tổng số khách hàng trong dự án đến nay lên trên 19.000 hộ, tương đương với tổng kinh phí gần 90 tỷ đồng, trong đó, các địa phương có số hộ thụ hưởng và mức kinh phí cao nhất- trên 10 tỷ đồng, gồm: Ea Kar, Krông Năng, Cư M’gar, Krông Pak. Số còn lại (khoảng 2000 hộ) sẽ được kéo điện trong tháng 4 này. Chưa kể trong quá trình triển khai thực hiện chương trình dự án trên, ngành điện đã sản xuất được 23.700 trụ điện (tính bình quân mỗi hộ có 1,3 trụ) nhằm góp phần đáp ứng cho nhiệm vụ thi công hoàn thành đúng tiến độ.
 
Những kết quả mà cán bộ, công nhân ngành điện Dak Lak đạt được trên đây, cùng với một số đơn vị bạn đã góp phần thúc đẩy một dự án lớn của Đảng, Nhà nước - thể hiện sự chăm lo đến đời sống sinh hoạt của đồng bào nông thôn vùng sâu, vùng xa- sớm trở thành hiện thực.
B.Đ.K 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.