Gương phụ nữ làm theo lời Bác
10:50, 20/07/2010
Sau 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”đã xuất hiện nhiều gương chị em sản xuất giỏi, hết lòng vì công tác xã hội cũng như cuộc sống cộng đồng.
Năm 1996, chị Nguyễn Thị Hiền, dân tộc Tày (Chi hội trưởng chi hội nông dân thôn 6, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin) cùng gia đình từ Cao Bằng vào Dak Lak sinh sống. Với số vốn ít ỏi chắt chiu từ quê vào chị chỉ đủ mua 3 sào đất sỏi đá, nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn, chị đã cùng gia đình cải tạo đất trồng hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm để lo cho cái ăn hàng ngày. Cuộc sống dần ổn định, có thêm vốn, gia đình chị mạnh dạn chuyển sang trồng tre lấy măng, tre giống, nuôi ếch, cá trê, phát triển thành công mô hình đa cây, đa con. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình cũng thu được hơn 100 triệu đồng. Khi đã có nguồn vốn kha khá, chị vận động các hội viên có điều kiện cùng giúp đỡ hội viên khó khăn; riêng chị hỗ trợ chị em vay vốn, cây, con giống không tính lãi để phát triển kinh tế. Ngoài ra, chị còn tham gia với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh cuộc tuyên truyền vận động chị em không sinh con thứ 3; gia đình không mắc tệ nạn xã hội; thực hiện tốt công tác hòa giải cơ sở; vận động học sinh không bỏ học; phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế, xây dựng mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thân thiết… Từ suy nghĩ, học và làm theo lời Bác phải bắt đầu bằng những việc thiết thực nhất, chị đã hỗ trợ 8.000 viên gạch cho hộ nghèo xóa nhà tạm, ủng hộ quỹ khuyến học thôn 500.000 đồng để khen thưởng cho học sinh giỏi, giúp gạo nếp, lá dong cho hộ nghèo ăn Tết cổ truyền…
Năm 1996, chị Nguyễn Thị Hiền, dân tộc Tày (Chi hội trưởng chi hội nông dân thôn 6, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin) cùng gia đình từ Cao Bằng vào Dak Lak sinh sống. Với số vốn ít ỏi chắt chiu từ quê vào chị chỉ đủ mua 3 sào đất sỏi đá, nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn, chị đã cùng gia đình cải tạo đất trồng hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm để lo cho cái ăn hàng ngày. Cuộc sống dần ổn định, có thêm vốn, gia đình chị mạnh dạn chuyển sang trồng tre lấy măng, tre giống, nuôi ếch, cá trê, phát triển thành công mô hình đa cây, đa con. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình cũng thu được hơn 100 triệu đồng. Khi đã có nguồn vốn kha khá, chị vận động các hội viên có điều kiện cùng giúp đỡ hội viên khó khăn; riêng chị hỗ trợ chị em vay vốn, cây, con giống không tính lãi để phát triển kinh tế. Ngoài ra, chị còn tham gia với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh cuộc tuyên truyền vận động chị em không sinh con thứ 3; gia đình không mắc tệ nạn xã hội; thực hiện tốt công tác hòa giải cơ sở; vận động học sinh không bỏ học; phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế, xây dựng mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thân thiết… Từ suy nghĩ, học và làm theo lời Bác phải bắt đầu bằng những việc thiết thực nhất, chị đã hỗ trợ 8.000 viên gạch cho hộ nghèo xóa nhà tạm, ủng hộ quỹ khuyến học thôn 500.000 đồng để khen thưởng cho học sinh giỏi, giúp gạo nếp, lá dong cho hộ nghèo ăn Tết cổ truyền…
Hội viên tham quan mô hình nuôi ếch của chị Trần Thị Tuyết (thứ 3 từ trái sang) ở khối 8 thị trấn Quảng Phú, Cư M’gar |
Năm 2000, chồng lâm bệnh nặng mất, chị Nông Thị Linh (thôn Quảng Cư 1B, xã Cư Ni, huyện Ea Kar) một mình phải gánh vác kinh tế gia đình và chăm lo cho 4 người con ăn học nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, chị đã động viên các con tranh thủ vừa học, vừa làm đỡ đần mẹ, còn chị chăm chỉ canh tác 3 sào ruộng, 1 ha vườn kết hợp với nuôi bò, heo… nên kinh tế gia đình cũng dần ổn định. Mặc dù bận rộn nhiều công việc, nhưng chị vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, trên cương vị bí thư chi bộ thôn từ năm 2006 đến nay, chị đã vận động bà con lối xóm xây dựng khối đại đoàn kết, giữ vững an ninh trật tự địa bàn. Bên cạnh đó, chị còn vận động mọi người trong thôn tiết kiệm điện, nước, chi tiêu, giữ gìn vệ sinh môi trường. Để giúp bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, chị đã cho 3 hộ nghèo vay tiền, lúa giống không lấy lãi, phát động xây dựng hũ gạo tiết kiệm, vận động người dân ủng hộ vật chất, công xây dựng 1 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo…, góp phần giảm số hộ nghèo trong thôn từ 80 hộ năm 2006 xuống còn 14 hộ năm 2009. Theo chị, tấm gương lớn của Bác đã giúp chị vững bước vượt mọi khó khăn, kiên trì từ việc nhỏ đến việc lớn để được thành công như hôm nay. Nhiều năm liền gia đình chị được công nhận gia đình Văn hóa, hiếu học; bản thân chị được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen.
Là thương binh, lại bận chăm sóc người con bị nhiễm chất độc da cam, chị Trần Thị Út Hiền (khối 14, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar) vẫn luôn trăn trở làm sao để chị em ở địa phương có vốn làm ăn thì cuộc sống mới bớt cơ cực. Từ đó, chị đã nảy ra ý tưởng thành lập Tổ đoàn kết đóng góp vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất vào năm 2004. Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, chị Hiền đã tích cực đến từng nhà vận động, giải thích về mục đích ý nghĩa và việc làm của tổ, ban đầu có 10 chị tham gia, đóng góp được 14 triệu đồng giúp nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi. Đến nay, Tổ đã phát triển lên 25 hội viên, đóng góp quỹ vốn hơn 100 triệu đồng giúp nhau mua con giống, chuồng trại chăn nuôi, đầu tư chăm sóc cà phê, làm dịch vụ nấu ăn và buôn bán nhỏ. Từ đó, trong tổ đã có 4 gia đình vượt khó, 3 hộ thoát nghèo, cuộc sống của các hội viên ngày càng ổn định hơn.
Nguyễn Xuân
Ý kiến bạn đọc