Multimedia Đọc Báo in

Dấy lên phong trào thi đua yêu nước sâu rộng từ thực hiện xây dựng đời sống văn hoá

11:11, 30/10/2010

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã xuất hiện nhiều mô hình hay, nhân tố mới, đem lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao dân trí của người dân ở các địa phương nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đó là những kết quả nổi bật qua Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2010 do UBND tỉnh Dak Lak tổ chức ngày 29-10.

24 tập thể, 12 gia đình và 14 cá nhân được biểu dương trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"
24 tập thể, 12 gia đình và 14 cá nhân được biểu dương trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

 

Phong trào thi đua yêu nước sâu rộng đã được dấy lên từ việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa. Có thể minh chứng bằng kết quả của các nhóm phong trào như Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tăng cường khối đại đoàn kết, phát huy nội lực và tinh thần tự quản của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Toàn tỉnh có 73% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 1.066/2.384 Thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; 1.907/2.384 Khu dân cư văn hóa. 3/15 huyện, thị xã, thành phố tổ chức đăng ký xây dựng Huyện điểm văn hóa của tỉnh là: Krông Pak, Krông Năng và Cư M’gar. Kể từ khi triển khai xây dựng, việc thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của các địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Thi đua lao động sản xuất, nhiều cách làm ăn mới, những sáng kiến hay về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27% năm 2005 xuống còn 10%. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành một trong những hoạt động ý nghĩa về xây dựng môi trường văn hóa như phát động quần chúng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; giải tỏa lòng lề đường bị lấn chiếm trái phép, lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị; loại bỏ dần các thủ tục rườm rà, hủ tục lạc hậu trong việc tang, việc cưới và lễ hội. Ở tuyến biên giới, cùng với ngành Văn hóa, vai trò của lực lượng Bộ đội Biên phòng được phát huy trong việc thực hiện phong trào bằng nhiều hình thức như mở các lớp xóa mù chữ, biểu diễn văn nghệ, xây dựng bưu điện - văn hóa xã…  

Các tập thể, cá nhân điển hình là những hạt nhân của phong trào thi đua yêu nước
Các tập thể, cá nhân điển hình về xây dựng đời sống văn hoá là những hạt nhân của phong trào thi đua yêu nước

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, những hạn chế cũng được chỉ rõ qua 10 năm thực hiện phong trào. Đó là nhiều hủ tục, tập tục lạc hậu, rườm rà, khoa trương trong ma chay cưới hỏi vẫn tồn tại; chặt phá rừng du canh du cư còn tiếp diễn, dân trí ở nhiều vùng nông thôn không đồng đều…
Khắc phục những hạn chế trên, nhiều chỉ tiêu phấn đấu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong giai đoạn 2010-2015 đã được thông qua tại Hội nghị: trên 80% hộ gia đình; 65% thôn, buôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, Thôn - buôn - tổ DP văn hóa; 20% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 100% xã phường có thư viện; 100% thôn, buôn, tổ dân phố được quy hoạch đất để xây dựng hội trường, điểm sinh hoạt văn hóa thể thao… Các nội dung thực hiện phong trào giai đoạn tiếp theo phải thực sự trở thành hoạt động xã hội rộng lớn, gắn kết chặt chẽ với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng như chương trình, kế hoạch hoạt động, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các cơ quan, đơn vị - đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Y Dhăm Ênuôl, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh.

          Đàm Thuần – Hoàng Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.