Multimedia Đọc Báo in

Huy động sức dân trong xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Cư M’gar

18:28, 15/02/2011

Xác định “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là  cuộc vận động lớn có quy mô và lâu dài trong thời kỳ đổi mới đất nước nên sau khi triển khai thực hiện cuộc vận động, huyện Cư M’gar đã xem đây là một trong những phong trào thi đua yêu nước vừa cấp bách vừa lâu dài. Qua kết quả phong trào thi đua, đến cuối năm 2010, toàn huyện đã có 91% số hộ gia đình tham gia đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, trong đó có 84,5% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Toàn huyện có 182 thôn, buôn, tổ dân phố đã xây dựng được hương ước, quy ước thôn, buôn và được UBND huyện phê duyệt đưa vào thực hiện; 161 khu dân cư tiên tiến, trong đó có 59 khu dân cư tiên tiến xuất sắc 5 năm liền; 77 thôn, buôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa, 128 cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Đặc biệt, toàn huyện có 10/17 xã, thị trấn đã tổ chức lễ ra mắt đăng ký xây dựng xã, thị trấn văn hóa.

Lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày được bảo tồn ở Cư M'gar. (Ảnh: Đỗ Lan)
Lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày được bảo tồn ở Cư M'gar. (Ảnh: Đỗ Lan)

Đạt được kết quả trên là nhờ các cấp chính quyền huyện Cư M’gar đã dựa vào dân, huy động sức mạnh tổng hợp của đồng bào các dân tộc trong các mặt hoạt động để xây dựng đời sống văn hóa. Hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian được lưu truyền và phát triển mạnh mẽ. Hệ thống câu lạc bộ thôn, buôn lần lượt ra đời. Không gian văn hóa cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm, các lễ hội của đồng dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Toàn huyện hiện có 560 nghệ nhân sử dụng cồng chiêng; 25 đội chiêng trẻ; 261 bộ chiêng, trong đó nhiều bộ chiêng có tuổi đời trên 100 năm.

Điều dễ nhận thấy nhất trong việc huy động sức dân để xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chính là xây dựng kết cấu hạ tầng, đường giao thông liên thôn, liên xã cũng như các thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở. Đến nay huyện Cư M’gar đã có 56 buôn đồng bào dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, 5 nhà làng nghề truyền thống. Ngoài ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng bào các thôn, buôn còn vận động bà con góp mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của thôn, buôn. Ngoài ra, đồng bào các thôn, buôn, tổ dân phố khác trong huyện còn huy động đóng góp đầu tư xây dựng được 108 hội trường, 136 cổng chào văn hóa với tổng kinh phí trên 5,5 tỷ đồng. Song song đó, huyện còn vận động triển khai tốt quy chế dân chủ, huy động xây dựng hệ thống chiếu sáng trên các trục đường, hệ thống truyền thanh, các câu lạc bộ, sân sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, chợ, trường học, trạm y tế, tu bổ nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn theo hướng xanh-sạch-đẹp trị giá hàng tỷ đồng…

 

Văn Sơn

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.