Multimedia Đọc Báo in

Người con dâu hiền thảo

08:28, 25/06/2012

Trong những ngày điều trị tại khoa Nội A, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tôi được chứng kiến một hình ảnh cảm động, thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con dâu đối với bố chồng.

Đó là chị Tô Thị Lan, trú tại nhà số 72, tổ 4, khối 8, phường Khánh Xuân (TP.Buôn Ma Thuột). Bố chồng chị là cụ Tư Khảng, năm nay đã 90 tuổi, bị liệt hai chân, thận hư, không thể tự chủ động được việc ăn uống và vệ sinh cá nhân. Trong những ngày bố chồng nằm viện, chị Lan đã tận tụy chăm sóc, bón từng muổng cháo, thìa nước, lau người, thay quần áo và thay bỉm cho cụ nhiều lần trong ngày mà không nề hà hay than vãn điều gì.

Tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của chị Lan, tôi càng cảm phục sự đảm đang, hiền thảo của người con dâu cụ Khảng hơn. Năm 1990, vợ chồng chị Lan cùng bố mẹ chồng chuyển từ Hà Tĩnh vào Dak Lak lập nghiệp. Do nhà ít ruộng rẫy, anh Vinh, chồng chị, nhận làm phụ hồ, thợ xây, còn chị Lan chuyển sang buôn bán trái cây để có thu nhập nuôi dưỡng bố mẹ chồng và con nhỏ. Sau đó, mẹ chồng chị bị bệnh qua đời. Chưa đầy một năm sau, chồng chị Lan cũng bị tai biến rồi mất, để lại cho chị người bố chồng già yếu và 3 đứa con nhỏ. Cụ Khảng, bố chồng chị đã 65 năm tuổi Đảng không có lương bổng gì, chỉ có khoản phụ cấp người cao tuổi 180.000 đồng/tháng. Chị Lan đã tần tảo buôn bán, nuôi con và chăm sóc bố chồng chu đáo.

Tấm lòng hiếu thảo của chị Tô Thị Lan đã khiến nhiều người nể phục, đáng để cho giới trẻ ngày nay học tập.

Nguyễn Văn Canh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.