Multimedia Đọc Báo in

Người cán bộ chỉ huy luôn tìm tòi học hỏi, làm chủ công việc

08:36, 10/09/2012

Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp năm 2007, sĩ quan trẻ Phạm Đăng Việt về công tác tại Đại đội Tăng thiết giáp, Phòng Tham mưu (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) trên cương vị là Trung đội trưởng.

Thượng úy Phạm Đăng Việt nghiên cứu nội dung  công tác huấn luyện.
Thượng úy Phạm Đăng Việt nghiên cứu nội dung công tác huấn luyện.

Đối với Phạm Đăng Việt, việc quản lý cán bộ, chiến sĩ trung đội là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Đại đội 74 thuộc Phòng Tham mưu là đơn vị Tăng thiết giáp thường xuyên huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phần lớn các đồng chí, đồng đội trong đơn vị tuổi tác không đồng đều, trong đó có những đồng chí quân nhân chuyên nghiệp có tuổi quân hơn nhiều so với mình, Việt luôn trăn trở làm sao để làm tốt cương vị chỉ huy. Trước hết anh xây dựng một tác phong công tác thật sự chững chạc, nắm được tâm lý chung của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị để có phương pháp chỉ huy phù hợp; trong công việc anh luôn xác định rõ vị trí cấp trên, cấp dưới, còn trong cuộc sống sinh hoạt là anh em, đồng chí, đồng đội. Ý thức rằng cán bộ là cái gốc của mọi công việc nên bản thân anh luôn gương mẫu trong lời ăn, tiếng nói cũng như hành động, xây dựng cho mình ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới, anh luôn chủ động uốn nắn, đôn đốc và kiểm tra, cùng thực hiện nhiệm vụ với cấp dưới, gắn với đó là việc thực hiện theo Nghị quyết của Chi bộ. Chiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Trung đội Thiết giáp 2, Đại đội Tăng thiết giáp cho biết: “Thượng úy Phạm Đăng Việt là cán bộ chỉ huy mẫu mực, sống giản dị, hòa đồng với cấp dưới, trong công tác luôn tận tình giúp đỡ chúng tôi học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Việt luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi, làm chủ công việc, mà kinh nghiệm thực tiễn của anh chính là chủ động học hỏi kinh nghiệm cũng như tác phong công tác của những thế hệ đi trước, tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ để học tập thêm về chuyên môn nghiệp vụ. Khi được phân công huấn luyện, anh luôn chuẩn bị kỹ nội dung, thục luyện bài giảng, tổ chức huấn luyện với tinh thần, thái độ cao nhất, chất lượng tốt nhất để mỗi chiến sĩ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm chủ vũ khí trang bị, sẵn sàng chiến đấu cao. Kết quả các khoa mục huấn luyện luôn đạt trên 75% khá, giỏi.

Với ý thức không ngại khó, bên cạnh việc duy trì quản lý, chỉ huy bộ đội, Việt luôn giữ cho mình một thái độ và tinh thần trách nhiệm cao trong làm việc, là “làm hết việc chứ không phải làm hết giờ”, chính những suy nghĩ và việc làm đó đã giúp anh tạo được niềm tin ở mọi người. Anh chủ động trong việc giáo dục, nắm bắt và giải quyết tốt tư tưởng cho chiến sĩ trong trung đội, vì vậy cán bộ, chiến sĩ luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm tư tưởng công tác, nên đơn vị không có trường hợp vi phạm kỷ luật nào phải xử lý. Bên cạnh nhiệm vụ của đơn vị, Việt còn là cán bộ Đoàn năng nổ, là cầu nối giữa công việc và hoạt động phong trào của đơn vị. Được lĩnh hội những cái mới về công tác Đoàn và phong trào thanh niên, nội dung nào thấy phù hợp anh luôn chủ động truyền đạt và áp dụng cho đơn vị trước, nên đã phát huy được tiềm năng của mỗi đoàn viên trong Chi đoàn, huy động đoàn viên thanh niên tham gia tích cực các hoạt động như: thực hành tiết kiệm “nuôi heo đất vì nghĩa tình biên giới, hải đảo”, thực hiện“ Năm mẫu mực về Điều lệnh - Chính quy”, tuổi trẻ quân đội “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Là cán bộ đảng viên trẻ, thường xuyên tu dưỡng phẩm chất, đạo đức lối sống, giữ gìn mối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, tháng 9-2011, Thượng úy Phạm Đăng Việt được đề bạt giữ cương vị Phó Đại đội trưởng Kỹ thuật. Trên cương vị mới, không ỷ lại vào những gì mình đạt được, anh cùng với Ban Chỉ huy Đại đội đã làm tốt công tác kỹ thuật, chủ động kiểm tra tình trạng vũ khí trang bị tốt bền an toàn, sẵn sàng cơ động và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Từ năm 2008 đến nay, Thượng úy Phạm Đăng Việt luôn được biểu dương, khen thưởng vì có thành tích tốt trong công tác.

Phan Diệm

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.