Multimedia Đọc Báo in

Nỗi lo mùa cưới

09:59, 20/01/2013

Trong thời buổi bão giá, nhà nhà lo lắng cắt giảm chi tiêu, nhưng đám cưới cứ nườm nượp tiếp nối liên tục, đám này chưa xong đã có đám khác chuẩn bị, khiến không ít người phải “méo mặt” khi rơi vào tình cảnh “bi hài” mùa cưới.

Kinh tế khó khăn, nên việc chuẩn bị khoản tiền mừng đám cưới cũng làm nhiều gia đình trở nên lao đao, “chóng mặt”. Đó là những trường hợp gia đình nhận được quá nhiều thiệp mời dự cưới trong khoảng thời gian liền kề, đôi khi phải chạy “sô” mới kịp. Việc vừa phải lo tiền mừng đám cưới, vừa phải lo kiếm tiền đủ để trang trải cuộc sống cũng đủ làm cho họ có cảm giác bị “stress” khá trầm trọng. Đối với những người thu nhập thấp, các bạn trẻ là sinh viên mới ra trường thì mùa cưới là mùa… “giáp hạt”; lương không đủ tiền mừng thì tiền ăn biết trông vào đâu. Chưa kể đến có những đám cưới tổ chức lớn về cả quy mô sang trọng lẫn khách mời. Đôi bạn trẻ mang tâm lý muốn có một đám cưới “để đời” nên tổ chức thật ấn tượng, với chương trình lễ cưới sang trọng, đãi ở các nhà hàng lớn, có biểu hiện phô trương, tốn kém; điều này cũng trở thành nỗi lo không nhỏ vì chủ nhà tổ chức hoành tráng thì khách phải mừng sao cho phù hợp, đâu thể đi xoàng....

Ở vùng quê nỗi lo về tiền mừng đám cưới lại càng bi đát hơn. Những gia đình kinh tế tạm gọi là đủ ăn, đủ mặc, nỗi lo này còn chưa rõ rệt; nhưng những người đi làm thuê, làm mướn quanh năm, công việc không ổn định, cặm cụi làm lụng cả ngày cũng không đủ cho 1 tấm thiệp mừng mà có lúc nhận từ 3-4 thiệp trong cùng ngày, nên phải ứng trước tiền công, sau đó dự đám cưới về lại làm việc để trừ nợ. Các cụ già lớn tuổi, bệnh tật, không có thu nhập sống nhờ con cháu cũng băn khoăn không kém về chuyện tiền mừng khi được mời dự cưới.

Thiết nghĩ, một đám cưới đẹp không nhất thiết phải tổ chức xa hoa, mà nên đơn giản, nhỏ gọn, tươm tất cũng làm khách mời cảm thấy thoải mái và thân mật còn hơn mời “tràng giang, đại hải”, chỉ quen sơ sơ cũng gửi thiệp mời.

Xuân Sơn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.