Multimedia Đọc Báo in

Bạo lực gia đình và những hậu quả tiêu cực

09:49, 24/11/2013
Hiện nay, bạo lực gia đình là một trong những vấn nạn của xã hội và diễn ra hầu hết ở các nước trên thế giới. Nó không chỉ gây ra những hậu quả về thể chất, kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.

Ở nước ta, Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ tháng 7-2008. Thế nhưng đến nay, nạn bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra hầu hết ở khắp các địa phương trong cả nước.

Có ý kiến cho rằng, bạo lực gia đình chỉ xảy ra ở những gia đình có trình độ học vấn thấp. Họ thường là những người chưa được học hành đến nơi đến chốn, thiếu sự suy nghĩ trong ứng xử nên mới xảy ra nạn bạo lực gia đình. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, nạn bạo lực gia đình cũng diễn ra ngay cả ở những gia đình mà các thành viên đều có học vấn cao, bất kể tôn giáo và cũng không ngoại trừ giàu, nghèo.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nạn bạo lực gia đình: từ việc bất đồng ý kiến trong cuộc sống, hay sự dồn nén tâm lý của con người, đến sự khó khăn về kinh tế trong gia đình…Nhưng có lẽ, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là lúc xảy ra bạo lực do người bạo hành có sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc… ảnh hưởng đến tâm sinh lý.

Điều hiển nhiên là một khi trong cơ thể của con người có sử dụng chất kích thích thì sẽ bị ức chế tâm lý, không kiềm chế được bản thân mình, kết hợp với sự dồn nén tâm lý đã có từ trước nên dẫn đến tình trạng xảy ra nạn bạo lực gia đình là rất cao.

Những người có hành vi bạo lực gia đình thường có mong muốn chế ngự người khác trong gia đình. Họ muốn chứng minh cho mọi người biết rằng: họ là chủ, là người có quyền lực trong gia đình. Tất cả từ việc nhỏ, đến việc lớn trong gia đinh đều do họ quyết định.

Bạo lực gia đình thường có những biểu hiện khác nhau. Có những vụ biểu hiện lộ rõ trong cuộc sống, mọi người xung quanh đều thấy như: người chồng nhậu xỉn về đến nhà vì lý do nào đó đánh đập vợ con, chửi bới làm kinh động đến hàng xóm láng giềng. Tuy nhiên, có những vụ mà người ngoài cuộc khó có thể nhận biết được. Điển hình trong sự giáo dục của cha mẹ đối với con cái chẳng hạn: đó là lời chửi mắng, hành động nhục mạ, bỏ đói con cái… mà nhiều cha mẹ cho rằng đó là cách để trừng phạt và răn dạy con cái.

Bạo lực gia đình ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của những người là nạn nhân của các vụ bạo lực. Theo tâm lý chung người bị bạo hành thường có những hành vi thiếu suy nghĩ và gây ra hậu quả tiêu cực. Thậm chí có những trường hợp gây ra tử vong hoặc thương tật suốt đời cho bản thân và người khác. Không những thế, đối với trẻ em sống trong gia đình có nạn bạo lực sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Một số trẻ vì mặc cảm với bạn bè, mọi người xung quanh trở nên mắc bệnh trầm cảm. Một số khác thì bắt chước nạn bạo lực thực tại ở gia đình để áp dụng cho cuộc sống trong tương lai…

Ngăn chặn bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Quan trọng là công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của con người trong cách ứng xử có văn hóa ở gia đình, nhất là những người đàn ông – người trụ cột trong gia đình.

Nguyễn Văn Dô


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.