Multimedia Đọc Báo in

Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3-12

"Tôi không phải là dị nhân"

08:51, 03/12/2013
Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3-12-2013 có chủ đề “Xóa bỏ rào cản, mở rộng cửa vì một xã hội hòa nhập cho tất cả”. Xin kể câu chuyện cảm động về một gia đình có 3 cha con bị mắc bệnh lạ nhưng tình yêu cuộc sống của họ vẫn tràn đầy nhờ tình yêu thương, chia sẻ của mọi người.

Trước đây, anh Lưu Văn Tê ở buôn Tung I, xã Buôn Triết (huyện Lak) vẫn khỏe mạnh, bình thường. Đến năm 13-14 tuổi, bỗng nhiên trên mặt anh xuất hiện một u nhọt nhỏ rồi càng ngày càng to dần lên, sau đó nhiều khối u khác cũng đua nhau mọc chi chít từ bàn chân đến đỉnh đầu. Anh Tê đã đi khám, chữa trị nhiều nơi, các bác sĩ đều trả lời là anh bị mắc hội chứng HPV gây tàn phá hệ miễn dịch. 

Anh Nguyễn Văn Tê và người vợ  giàu đức  hy sinh.
Anh Nguyễn Văn Tê và người vợ giàu đức hy sinh.

Anh Tê có vợ và 2 người con. Các con của anh chị cũng bị nổi các khối u như anh. Dù mắc bệnh khiến khuôn mặt trở nên “khó coi” trước mắt mọi người nhưng anh Tê chẳng hề bi quan, xấu hổ; bà con láng giềng ai cũng quý mến anh.  Anh Tê tâm sự: “Tôi tàn nhưng không phế. Tôi sẽ không để ai khinh rẻ, coi thường khi mình bị mắc bệnh mà không thuốc chữa. Không chữa được bệnh thì tôi chấp nhận sống với các khối u nhọt trên mình... và vẫn làm việc bình thường, duy trì một cuộc sống bình thường như những người bình thường khác”. Ai cũng biết rằng, để ba cha con anh có cuộc sống “bình thường” như thế là sự nỗ lực và yêu thương hết mực của người vợ, người mẹ đảm đang, tần tảo Chu Thị Nguyệt. Bao nhiêu năm chăm sóc chồng bệnh tật, chị Nguyệt chẳng hề nề hà. Chị kể: “Ban đêm anh ấy không ngủ được mà cứ đi khắp nhà, vừa đi vừa vỗ vào các khối u, nhất là các khối u ở mông to cả chục ký đầy nước. U càng to thì chỗ đau càng tập trung vào nhiều. Những lần đau, anh ấy cứ bịt miệng để đừng hét lên. Thấy thế những lúc ấy tôi chỉ muốn lấy dao nhọn chọc vào các khối u cho nó chảy nước ra rồi thì ra sao thì ra, chứ nhìn anh ấy đau thương  lắm. Các con tôi cũng thế, chẳng biết tương lai các cháu sẽ ra sao. Nhưng được cái cả gia đình tôi luôn yêu thương, hòa thuận, chăm sóc lẫn nhau. Vợ chồng tôi dẫu nghèo dẫu dị tật thế nhưng vẫn còn có nhau, bên nhau sớm tối là tốt nhất rồi. Chỉ sợ đau đớn quá anh ấy bỏ tôi mà đi thì ...”. Thương vợ, thương con, anh Tê luôn cố gắng vượt qua nỗi đau thể chất để lao động, chăm lo cho hạnh phúc gia đình. Chị Nguyễn Thị Tâm, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Buôn Triết cho biết: “ Chị em trong xã tôi hay đùa nhau, phong chị Nguyệt là người phụ nữ anh hùng… vì không có sự can đảm của người phụ nữ ấy thì bố con anh Tê sẽ không có cuộc sống như hôm nay”.

Chẳng những có một gia đình hạnh phúc, anh Tê còn được bà con trong thôn, trong xã rất thông cảm, chia sẻ và luôn sẵn lòng giúp đỡ mỗi khi anh gặp khó khăn. Cũng nhờ sự hỗ trợ của thôn, xã mà gia đình anh Tê đã xây dựng được căn nhà để ở và có nhiều vật dụng sinh hoạt khác. Hằng tháng, 3 cha con anh Tê đều được hưởng chế độ Người khuyết tật với mức 180.000 đồng/người/tháng. Thỉnh thoảng lại có những cá nhân, doanh nghiệp đến thăm và hỗ trợ, động viên gia đình anh.  Tất cả đã tiếp thêm nghị lực để anh Tê vững vàng niềm tin: “Tôi không phải là dị nhân”.

Xuân Hòa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.