Multimedia Đọc Báo in

Cho trẻ chơi điện thoại - lợi bất cập hại!

09:32, 02/07/2014
Dịp cuối tuần, nhóm bạn thời phổ thông rủ nhau đi ăn sáng, uống cà phê. Là gia đình trẻ nên ai cũng dắt con nhỏ theo. Bữa ăn sáng kéo dài hơn một giờ, bởi các bé nũng nịu, vòi vĩnh bố mẹ thứ này, thứ khác. Sốt ruột vì con ăn quá lâu, anh Hoàng - bố cu Bin bèn rút chiếc điện thoại thông minh trị giá gần 10 triệu đồng đưa cho con và không quên kèm theo lời căn dặn: “Ăn nhanh! Nếu không bố thu lại máy bây giờ!” Lời đe dọa lập tức phát huy tác dụng bởi chỉ loáng một cái, cu cậu đã ăn xong chén phở!

Chiếc điện thoại trở thành đề tài xuyên suốt của nhóm bạn cũ trong bữa cà phê sáng hôm ấy. Không riêng cu Bin, có hàng chục trẻ em trong quán cà phê đang say sưa với những trò chơi từ điện thoại từ chiếc điện thoại thông minh. Các cô, cậu dán mắt vào máy hàng giờ và không lèo nhèo bố, mẹ lấy một giây nào. Nhiều bé “sành điệu” khi hướng dẫn các bạn ngồi cùng bàn  cách thức tải các trò chơi mới. Nhờ vậy phụ huynh thoải mái chuyện trò vì không còn bị con quấy rầy.

Còn nhớ cách đây không lâu, khi đưa con đi công viên nước, bắt gặp một bé gái khoảng 4 tuổi đang nằm lăn ra đất khóc lóc khi mẹ không đưa chiếc iPad. Mặc cho người mẹ trẻ dỗ dành, dọa nạt, cháu bé nhất định không nín khóc, ném hết những thứ đồ chơi đang đặt trên bàn xuống đất. Bất lực trước cô con gái, hay nói đúng hơn là sợ mọi người xung quanh chú ý, người mẹ đành đưa iPad cho con chơi!

Có lẽ phụ huynh ai cũng biết trẻ chơi điện thoại là không có lợi nhưng vì những lý do khác nhau vẫn cho trẻ tiếp xúc với điện thoại quá sớm và sử dụng quá nhiều giờ trong ngày. Cách thức “dỗ” trẻ bằng các thiết bị điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mà rõ nhất là tình trạng trẻ nghiện ngập (nghiện kỹ thuật số) mong phụ huynh hãy lưu ý.

Gia Nguyên


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.