Multimedia Đọc Báo in

Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020

15:08, 05/08/2016

Thực hiện Quyết định số 2361/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục.

Mục tiêu đặt ra là tăng cường các giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phát hiện, trợ giúp học sinh có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực học đường.

21
Khu vui chơi ngoài trời của các cháu Trường mẫu giáo Bình Minh (xã Ea Hiu, huyện Krông Pắc). Ảnh minh họa

Theo đó xây dựng tài liệu truyền thông nâng cao nhận thức, bao gồm cả giáo dục pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em; xây dựng tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho học sinh, giáo viên, cán bộ phụ trách công tác Đoàn – Đội, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục về công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ học sinh có nguy cơ và học sinh bị xâm hại, bạo lực học đường; xử lý các hành vi bạo lực học đường.

Tổ chức tập huấn cho học sinh, giáo viên, cán bộ phụ trách công tác Đoàn – Đội, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục về phương pháp kỷ luật tích cực, bao gồm các chủ đề như: tự nhận thức, kiến thức về quyền trẻ em, các giai đoạn phát triển của trẻ, sử dụng giao tiếp tích cực và kỷ luật tích cực, biện pháp hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khuyết tật, tầm quan trọng của môi trường học tập của trẻ em cũng như hiểu rõ vai trò các nhóm đồng đẳng của trẻ.

Ngành Giáo dục nghiên cứu tổ chức thí điểm thành lập tổ công tác xã hội trong trường học nhằm tăng cường nguồn lực và kỹ thuật đối với công tác bảo vệ trẻ em, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khuyết tật. Xây dựng quy trình bảo vệ trẻ em trong trường học, bao gồm: phát hiện, thông báo, chuyển gửi, hỗ trợ để giúp giáo viên và học sinh loại bỏ bạo lực trong trường học và hỗ trợ giáo viên, học sinh trong việc đối phó với các tình huống bạo lực. Tăng cường các hoạt động tham vấn tâm lý học đường, giáo dục kỹ năng sống...

Nguyễn Xuân (nguồn chinhphu.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.