Multimedia Đọc Báo in

Nỗi lo qua suối bằng cáp treo tự chế

09:06, 30/08/2017

Thời gian qua, một số  hộ dân tại xã Ea Phê (huyện Krông Pắc) sử dụng cáp treo tự chế bắc ngang qua suối Nước Đục để sang khu đất canh tác bên xã Krông Búk (cùng huyện).

Theo ông Phạm Công Năm (thôn Phước Thọ 2), trước đây người dân đóng thuyền, bè, thậm chí bơi qua suối nhưng vào mùa mưa, lượng nước đổ qua suối rất lớn nên không ít lần cả người và hàng hóa đều bị cuốn trôi. Vì thế, người dân đã góp tiền mua dụng cụ về làm 2 cáp treo tự chế để vận chuyển nông sản được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc vận chuyển này tiềm ẩn không ít nguy hiểm. Mỗi chiếc cáp treo tự chế chỉ vận chuyển được tổng trọng lượng 150 kg/lần, nhưng vào mùa thu hoạch, cáp treo thường bị quá tải dẫn đến đứt cáp khiến nhiều lần cả người lẫn nông sản bị rớt xuống suối. Để giảm tải khi sử dụng cáp treo, người dân chặt cây, bắc thêm cầu tạm qua suối nhưng cứ mưa, lũ thì cầu tạm lại bị cuốn trôi.

Người dân sử dụng cáp treo qua suối.
Người dân sử dụng cáp treo qua suối.

Được biết, để qua khu vực đất sản xuất này còn có con đường chính dài hơn có thể chạy xe máy khá dễ dàng, nhưng mất thời gian lâu hơn  nên người dân không đi. Bà Võ Thị Thu Mai, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Phê cho biết: “Chính quyền địa phương vẫn luôn tuyên truyền, vận động người dân hạn chế qua suối bằng cáp treo, đặc biệt là khi trời mưa, lũ; đồng thời đề xuất UBND huyện xây dựng cầu nối giữa thôn Phước Thọ 2 với xã Krông Búk nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân”.

Người dân vận chuyển nông sản qua cầu tạm.
Người dân vận chuyển nông sản qua cầu tạm.

Trước nhu cầu đi lại phục vụ sản xuất và nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm xem xét xây dựng cầu tại khu vực nói trên.

Hồng Nguyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.