Multimedia Đọc Báo in

Đã tìm thấy thi thể người đàn ông bị cuốn trôi trên sông Krông Ana

15:37, 12/12/2017
Sáng 12-12, cơ quan chức năng huyện Krông Ana đã tìm thấy thi thể ông Cao Quốc Việt (61 tuổi, quê Thanh Hóa) bị cuốn trôi trên sông Krông Ana sau gần bốn ngày tìm kiếm. 
 
Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Võ Đại Huế xác nhận, sau quá trình tìm kiếm nhiều ngày, khoảng 7 giờ sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn địa phương đã tìm thấy thi thể nạn nhân cách điểm gặp nạn không xa. Huyện đã bàn giao thi thể và hỗ trợ một phần kinh phí giúp đỡ gia đình lo hậu sự cho nạn nhân.
 
Lực lượng tìm kiếm trên sông Krông Ana
Lực lượng tìm kiếm trên sông Krông Ana
Như Báo Đắk Lắk Online đã thông tin, khoảng 8 giờ sáng 9 -12, ông Cao Quốc Việt và ông Lê Ngọc Khải, 64 tuổi, trú xã Ea Na, huyện Krông Ana cùng đi xuồng từ trại cá của gia đình người thân trên sông Krông Ana để lên trung tâm xã Ea Na. Tuy nhiên khi thuyền vừa đi được một đoạn thì chân vịt bị quấn một sợi dây, bị kẹt khiến đuôi thuyền chìm xuống.
 
 Lúc này cả hai người trên thuyền bị rơi xuống sông và bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi. Cả hai bơi dọc theo dòng nước sang bờ sông thuộc xã Buôn Choah (huyện Krông Nô, Đắk Nông), tuy nhiên chỉ ông Khải bơi thoát lên bờ. Ông Việt đuối sức nên bị nước nhấn chìm khi cách bờ khoảng 10m. Đoạn sông ông Việt gặp nạn nước chạy rất mạnh, xiết nên việc tìm kiếm hết sức khó khăn. 
 
Đến sáng 10-12, thêm khoảng 10 chiếc thuyền lớn, ca nô, xuồng cao tốc của các lực lượng Cảnh sát PCCC, CSGT đường thủy Đắk Lắk, Công an huyện Krông Ana và xã Ea Na chạy dọc tuyến sông khoảng 10km để tìm kiếm. Ông Việt quê Thanh Hóa, mới vào thôn Quỳnh Ngọc 2, xã Ea Na thăm bạn được vài ngày thì gặp nạn.  
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.