Multimedia Đọc Báo in

Hội viên phụ nữ năng động làm giàu

06:50, 07/06/2018

Là một trong những hội viên Hội Phụ nữ xã Ea Nam (huyện Ea H’leo) có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển kinh tế gia đình, chị Đoàn Thị Hường thôn Ea Sir, xã Ea Nam có được nguồn thu nhập hơn 600 triệu/năm nhờ vào mô hình làm các loại bánh ướt, bánh bèo...

Xuất thân từ quê hương Triệu Phong (Quảng Trị), sau khi xây dựng gia đình chị Hường chuyển vào Đắk Lắk để sinh sống và lập nghiệp. May mắn khi được một người bà con dạy cho cách làm bánh, chị Hường đã tự tay thử nghiệm cho ra nhiều sản phẩm ngon chất lượng với công thức của riêng mình. Trải qua 11 năm làm bánh và phát triển nghề, hiện tại lò bánh nhà chị đã trở thành “mối” của nhiều cửa hàng, quán ăn và các khu chợ trên địa bàn huyện. Mỗi ngày gia đình chị Hường cho ra lò hơn 5 tạ bánh bao gồm: Bánh ướt, bánh bột lọc, bánh bèo và bột bánh canh.

Chị Đoàn Thị Hường  đang  làm bánh.
Chị Đoàn Thị Hường đang làm bánh.

Chị Hường chia sẻ: “Gia đình mình cũng đã trải qua thời gian dài để có thể ổn định thương hiệu trên thị trường. Chính vì vậy mình luôn ưu tiên chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và luôn đặt chữ “tín” lên hàng đầu”. Hiện tại, lò bánh gia đình chị Hường tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 chị em hội viên với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng. Nhờ vào việc sản xuất và bán bánh mà gia đình chị đã có thể phát triển kinh tế và nuôi các con ăn học, có công việc ổn định.

Bà Lại Thị Thanh Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Nam nhận xét: “Chị Hường là một tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ phát triển kinh tế của xã, và cũng là hội viên năng nổ trong các phong trào đoàn thể của hội, luôn quan tâm giúp đỡ các chị em có hoàn cảnh khó khăn tìm tòi học hỏi các mô hình phát triển kinh tế ổn định cuộc sống”.

Duyên Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.