Multimedia Đọc Báo in

Cám cảnh người phụ nữ bệnh tật nuôi hai con và mẹ già yếu

09:11, 04/01/2019

Ai đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (39 tuổi, ở buôn Mbê, xã Krông Búk, huyện Krông Pắc) cũng thấy cám cảnh.

Năm 2008, khi chị Hồng đang mang thai đứa con thứ hai thì chồng bỏ đi. Một mình chị Hồng phải gồng gánh chăm sóc người mẹ già yếu mắc bệnh tiểu đường và hai cô con gái nhỏ là bé Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Hoa Nhi. Để có tiền trang trải cho bốn mẹ con, bà cháu, chị Hồng phải tất tả ngược xuôi đi làm thuê đủ mọi việc. Không có nhà, gia đình chị thuê một mảnh đất của người dân trong buôn dựng lên một chiếc chòi nhỏ để có chỗ trú thân.

“Họa vô đơn chí”, tháng 7-2018, chị Hồng bị tai nạn khi đang phụ hồ dẫn đến gẫy ba đốt xương sống lưng liệt hai chân, suy ngược thần kinh lâm chứng (nhiễm khuẩn tiết niệu không xác định vị trí). Gần 5 tháng nay, chị Hồng phải ngồi xe lăn, chữa trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và không biết khi nào mới hồi phục sức khỏe để tiếp tục lao động kiếm sống.

Chị Nhung đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.
Chị Nhung đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.

Mẹ bị tai nạn, cô con gái lớn của chị Hồng là Nguyễn Thị Nhung năm nay lên lớp 9 đành phải nghỉ học để ở bệnh viện chăm mẹ. Ở nhà chỉ còn bà ngoại già yếu và cô con gái thứ hai của chị đang học lớp 3. Biến chứng của bệnh tiểu đường khiến tay bà bị hoại tử, mắt mờ không nhìn thấy, không thể làm việc nhà. Không có tiền, những bữa ăn của hai bà cháu chủ yếu là cơm và rau luộc, có bữa phải nhịn. Mảnh đất thuê để cất nhà đang bị chủ đòi lại vì gia đình chị Hồng không trả nổi tiền thuê.

Hoàn cảnh bi đát của gia đình chị Hồng đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của những tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Chị Nguyễn Thị Hồng, buôn Mbê, xã Krông Búk, huyện Krông Pắc; điện thoại: 0945262298.

Minh Nhật


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.