Multimedia Đọc Báo in

Hội LHPN thị xã Buôn Hồ: Làm theo Bác từ những điều giản dị

13:49, 27/03/2019
Gắn việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị với các phong trào, hoạt động của Hội, nhất là tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chấn chỉnh lề lối làm việc, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế… là cách Hội LHPN thị xã Buôn Hồ đang thực hiện để việc “làm theo” Bác ngày càng lan tỏa.

Với trên 80% hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc sinh hoạt tại 11 chi hội nên để tập hợp, thu hút chị em tham gia, gắn bó với tổ chức hội là “bài toán” khó đối với Hội LHPN xã Ea Siên. Sau khi rà soát các tiêu chí “5 không, 3 sạch” tại từng gia đình hội viên với kết quả còn 397 hộ chưa đạt, lãnh đạo Hội đã phân công các chi hội, cá nhân có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ cụ thể. Theo Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Siên Lê Thị Huệ, ngoài các hoạt động phong trào, Hội đã chủ động hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua việc tín chấp cho hội viên vay vốn với tổng dư nợ trên 4,1 tỷ đồng, duy trì 19 nhóm tín dụng tiết kiệm, huy động và trao vốn khởi nghiệp cho 13 hội viên, thành lập Tổ hợp tác chế biến cà phê 7G, duy trì hoạt động của Hợp tác xã nuôi gà thả vườn Minh Hạnh, Câu lạc bộ hát then tại thôn 5… Nhờ vậy, chỉ trong năm 2018, Hội đã giúp 18/8 hộ đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch” (đạt 228% kế hoạch), kết nạp được 25 hội viên (đạt 100% chỉ tiêu)…

Cán bộ Hội LHPN thị xã Buôn Hồ tham quan, tìm hiểu mô hình kinh tế của phụ nữ buôn Trinh 2 (phường Đạt Hiếu).
Cán bộ Hội LHPN thị xã Buôn Hồ tham quan, tìm hiểu mô hình kinh tế của phụ nữ buôn Trinh 2 (phường Đạt Hiếu).
 

“Việc rèn luyện, xây dựng phong cách, tác phong làm việc nghiêm túc, dân chủ, khoa học, nêu gương, chủ động, sáng tạo của từng cán bộ, hội viên đã nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội, khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị”.

 
 
 Chủ tịch Hội LHPN thị xã Buôn Hồ Nguyễn Phan Minh Tiết

Không riêng Hội LHPN xã Ea Siên, tại 13 cơ sở hội, 149 chi hội trực thuộc Hội LHPN thị xã Buôn Hồ đều có những hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhằm đưa Chỉ thị 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” lan tỏa trong hệ thống Hội. Ngoài việc phối hợp tổ chức các lớp học tập, quán triệt các chuyên đề, phát động cán bộ Hội đăng ký thi đua, Hội LHPN thị xã đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở. Thay cho hình thức tọa đàm, các cấp Hội tổ chức hội thi nấu ăn, cắm hoa, trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc, phụ nữ thị xã Buôn Hồ với văn hóa giao thông, giải bóng chuyền, diễn đàn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xây dựng các mô hình truyền thông tại cộng đồng, xây dựng 15 tuyến đường hoa với tổng chiều dài trên 4,4 km, tặng 275 chiếc làn đi chợ, hỗ trợ xây dựng 4 nhà vệ sinh, 12 hầm biogas, 7 chuồng gà với đệm lót sinh học, trồng 1.100 cây sao đen…

Nhờ nguồn vốn vay ủy thác của Hội, chị H'Oanh Bkrông (giữa) ở buôn Tung Krắc (xã Ea Đrông, thị xã Buôn Hồ) đã mở quán buôn bán nhỏ.
Nhờ nguồn vốn vay ủy thác của Hội, chị H'Oanh Bkrông (giữa) ở buôn Tung Krắc (xã Ea Đrông, thị xã Buôn Hồ) đã mở quán buôn bán nhỏ.

Một trong những việc “làm theo” mang ý nghĩa thiết thực của các cấp Hội là thực hành tiết kiệm, đồng hành hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Qua rà soát, trên địa bàn thị xã còn 962 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, Hội đã phát động phong trào thi đua “Thực hành tiết kiệm, trao kế sinh nhai” thu được từ 3,5 – 4 tỷ đồng/năm giúp trên 1.800 lượt phụ nữ nghèo, khó khăn. Đồng thời thành lập quỹ "Chung tay cùng phụ nữ nghèo", trong 2 năm 2017 và 2018 đã trao 20 con bò sinh sản, trao vốn khởi nghiệp cho 326 hội viên với số tiền 4,3 tỷ đồng; nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ trên 83 tỷ đồng cho 3.000 hội viên vay. Các trường hợp được hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh đều có thu nhập ổn định từ 2,5 – 3 triệu đồng/tháng. Qua đó, đã thu hút được 1.210 phụ nữ tham gia tổ chức Hội (đạt 151,1% chỉ tiêu), giúp 460 hội viên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn thị xã từ 5,65% đầu năm 2017 xuống còn 3,76% vào cuối năm 2018.

Nguyễn Xuân

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.