Multimedia Đọc Báo in

Sắp xếp bộ máy BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hiệu quả

17:10, 31/07/2019

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Theo Đề án này, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam phải bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của người dân cũng như chủ thể tham gia BHXH, BHYT. Đặc biệt, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với việc cải cách TTHC và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, phục vụ người dân, thời gian, chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất; rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện; bảo đảm kế thừa, kết hợp với đổi mới, phát triển; tăng bộ phận trực tiếp phục vụ nhân dân, giảm bộ phận gián tiếp.

Đại lý thu BHXH, BHYT huyện Buôn Đôn  tuyên truyền cho người dân về lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT.
Đại lý thu BHXH, BHYT huyện Buôn Đôn tuyên truyền cho người dân về lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT. (Ảnh minh họa)

Đề án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2019-2020, tại BHXH Việt Nam ở Trung ương, sắp xếp giảm ít nhất 2 đơn vị đầu mối cấp Ban trực thuộc; kiện toàn, chuyển đổi 1 đơn vị sự nghiệp hiện có thành “Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng” là đơn vị sự nghiệp có chức năng thực hiện giải quyết dịch vụ công trực tuyến và chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Tại BHXH cấp tỉnh, năm 2019 thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, giảm 65 đầu mối cấp phòng của 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giảm 58 BHXH thành phố, thị xã trực thuộc BHXH cấp tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn.

Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị trực thuộc tại BHXH cấp tỉnh: Giảm 63 đầu mối cấp phòng của 63 BHXH cấp tỉnh; đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với tổng biên chế được giao của BHXH Việt Nam năm 2015.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.