Multimedia Đọc Báo in

Phụ nữ xã Cư Yang thiết thực làm theo lời Bác

08:49, 09/09/2019

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Cư Yang (huyện Ea Kar) đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, ý nghĩa, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên và cộng đồng dân cư.

Hội LHPN xã Cư Yang có trên 1.260 hội viên, tham gia sinh hoạt ở 15 chi hội. Với phương châm học và làm theo Bác từ những việc giản dị, thiết thực, nói đi đôi với làm, Ban Chấp hành Hội LHPN xã đã chỉ đạo các chi hội lồng ghép tuyên truyền các chuyên đề trong các buổi sinh hoạt định kỳ, sưu tầm các câu chuyện kể về Bác, những tấm gương điển hình, mô hình, cách làm hay trong việc học là làm theo Bác để phổ biến sâu rộng trong hội viên. Bên cạnh đó, Hội LHPN xã  còn phát động các chi hội chọn việc “làm theo” Bác phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện của hội viên nhằm thu hút đông đảo chị em tham gia.

Cán bộ, hội viên phụ nữ xã Cư Yang (huyện Ea Kar) thăm mô hình chăn nuôi gà  của gia đình chị Lục Thị Thu (thôn 14).
Cán bộ, hội viên phụ nữ xã Cư Yang (huyện Ea Kar) thăm mô hình chăn nuôi gà của gia đình chị Lục Thị Thu (thôn 14).

Học và làm theo Bác trong thực hành tiết kiệm, từ năm 2017, Chi hội phụ nữ thôn 14 đã phát động 80 hội viên nuôi "heo đất tiết kiệm”. Theo đó, sau mỗi buổi đi chợ, chị em để dành vài nghìn đồng tiền lẻ, đến kỳ sinh hoạt đem bỏ vào heo đất của chi hội. Cách làm đơn giản này không chỉ giúp hội viên học được đức tính tiết kiệm của Bác mà còn phát huy tinh thần tương thân tương ái, cùng chung tay giúp đỡ hội viên khó khăn. Đến nay, Chi hội phụ nữ thôn 14 đã 2 lần “khui” heo đất, thu được 18 triệu đồng cho 2 hội viên khó khăn vay vốn phát triển kinh tế.

Được Chi hội phụ nữ thôn 14 hỗ trợ cho vay 9 triệu đồng từ nguồn quỹ nuôi "heo đất tiết kiệm” để đầu tư chăn nuôi, chị Lục Thị Thu xúc động chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi chỉ trồng vài sào cà phê, kinh tế khó khăn, muốn chăn nuôi thêm nhưng không có vốn. Số tiền được vay tuy không nhiều nhưng đối với gia đình tôi là rất quý, vì đó là tình cảm, sự sẻ chia, giúp đỡ của chị em hội viên...”.

 
“Để đưa việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày càng lan tỏa sâu rộng trong hội viên phụ nữ, thời gian tới, Hội LHPN xã Cư Yang sẽ gắn cuộc vận động rèn luyện 4 phẩm chất “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” và tiếp tục nhân rộng những mô hình “làm theo” Bác thiết thực, hiệu quả”.
 
Chủ tịch Hội LHPN xã Cư Yang Phan Thị Liên

Nhờ cách làm thiết thực, phù hợp trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, hội viên phụ nữ xã Cư Yang đã phát huy nội lực, tiết kiệm chi tiêu một cách hợp lý để phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Phan Thị Liên, Chủ tịch Hội LHPN xã Cư Yang cho biết, từ năm 2016 đến nay, Hội LHPN xã đã xây dựng và duy trì 5 mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm”, 5 “Ống tiền tiết kiệm”, 7 “Hũ gạo tình thương”; vận động hội viên ở 15 chi hội tham gia tiết kiệm 5.000 đồng/tháng. Đến nay, các quỹ tiết kiệm đã thu được tổng số tiền trên 800 triệu đồng, giải quyết cho 566 lượt hội viên vay vốn phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Hội LHPN xã còn duy trì 87 mô hình tổ tiết kiệm, hùn vốn, câu lạc bộ “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”; huy động hội viên đóng góp trên 1,3 tỷ đồng quỹ hội; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý 12 tổ vay vốn với tổng dư nợ 14 tỷ đồng; ký kết với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đắk Lắk giải ngân trên 590 triệu đồng cho hội viên vay...

Cán bộ Hội LHPN xã Cư Yang (huyện Ea Kar) tìm hiều hoạt động mô hình
Cán bộ Hội LHPN xã Cư Yang (huyện Ea Kar) tìm hiều hoạt động mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm" của Chi hội phụ nữ thôn 14.

Không chỉ giúp nhau vượt khó, Hội LHPN xã Cư Yang còn vận động chị em tích cực tham gia các phong trào từ thiện của địa phương. Từ các nguồn quỹ tiết kiệm được, Hội đã trích một phần kinh phí để thăm, tặng quà cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, tân binh trước khi lên đường nhập ngũ… góp phần chia sẻ và động viên tinh thần đối với gia đình các hội viên.

Xuân Thao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.