Multimedia Đọc Báo in

Chấn chỉnh hoạt động tiếp nhận quà, hàng từ thiện nhân đạo

16:26, 21/11/2019
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng quà, hàng từ thiện, nhân đạo tại cơ sở trợ giúp xã hội, UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 9316/UBND-KGVX ngày 13-11-2019 về việc chấn chỉnh hoạt động tiếp nhận quà, hàng từ thiện nhân đạo.
 
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo cơ sở trợ giúp xã hội rà soát lại quy chế tiếp nhận, quản lý, sử dụng quà, hàng từ thiện, nhân đạo; sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết) quy chế hoạt động bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng đối tượng và phù hợp với pháp luật về trợ giúp xã hội; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát nội bộ. 
 
th
Nhóm từ thiện ở TP. Hồ chí Minh trao quà tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn tại phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)
 
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn đội ngũ công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội về quy chế tiếp nhận, quản lý, sử dụng quà, hàng từ thiện, nhân đạo; nghiệp vụ, kỹ năng công tác xã hội và tuân thủ đạo đức nghề công tác xã hội quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BLĐTBXH ngày 2-2-2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội.
 
Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thông tin kịp thời quan điểm, chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương, của ngành về quản lý công tác này; có biện pháp xử lý các trường hợp sai phạm; chia sẻ thông tin gương người tốt, việc tốt trong việc trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
 
Hồng Chuyên
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.