Multimedia Đọc Báo in

Quy định tuổi nghỉ hưu mới chính thức thực hiện từ ngày 1-1-2021

16:53, 25/11/2020

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18-11-2020 quy định về tuổi nghỉ hưu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường (theo Khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động) được quy định là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.
Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Quy định mới cũng quy định cụ thể về tuổi nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động (theo Khoản 3, Điều 169 của Bộ luật Lao động). Cụ thể, người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội ban hành; người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1-1-2021 có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại thời điểm nghỉ hưu (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội có thẩm quyền ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nghị định cũng quy định tuổi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động (theo Khoản 4, Điều 169 của Bộ luật Lao động) đối với các trường hợp NLĐ có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu…

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.