Multimedia Đọc Báo in

Tìm thấy thi thể phụ nữ nhảy cầu Sêrêpốk

11:21, 06/01/2021

Sau 3 ngày đêm tìm kiếm, đến gần 19 giờ ngày 5-1, cán bộ, chiến sĩ Đội Chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ số 1 thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) đã tìm thấy thi thể nạn nhân nhảy cầu Sêrêpốk.

Trưa ngày 2-1, nhận được tin báo của Công an xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) về vụ việc có người nhảy cầu Sêrêpốk, Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ số 1 nhanh chóng điều một xe cứu nạn cứu hộ, một xuồng cao su và 15 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường.

dher
Lực lượng cứu nạn cứu hộ quần thảo trên sông Sêrêpốk tìm kiếm người bị nạn.

Đội đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, như: thả móc câu, thiết bị camera dò tìm dưới nước, móc xăm và lặn tìm những khu vực nghi nạn nhân có thể bị mắc vào… Nhưng do dòng sông Sêrêpốk nước chảy xiết ngầm phía dưới gần đáy, lòng sông có nhiều hộc xoáy, đá lớn, và chướng ngại vật, nước luôn đục ngầu nên các thiết bị dò tìm chưa phát huy được hiêu quả, đành phải tìm kiếm bằng phương pháp thông thường.

dklc
Nhiều biện pháp nghiệp vụ được lực lượng cứu nạn cứu hộ sử dụng kể cả lặn tìm.

Thời tiết Buôn Ma Thuột những ngày gần đây trở lạnh, mưa phùn, gió to, ban đêm có lúc nhiệt độ xuống dưới 15 độ nên công tác cứu nạn rất khó khăn, vất vả… Hơn 80 lượt cán bộ, chiến sĩ đã liên tục thay ca nhau tìm kiếm trên phạm vi 3 km sông trong suốt 3 ngày đêm mới thấy thi thể nạn nhân cách điểm nhảy cầu hơn 1 km để giao cho cơ quan chức năng và gia đình.

ws
Đội cứu nạn thay nhau liên tục tìm kiếm cả trong đêm tối lạnh giá

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là  bà N.T.K.L (42 tuổi), thường trú tại địa chỉ 48/34/6 Nguyễn Công Trứ (phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột). Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

                                                                                                                                               Minh Huyền


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.