Multimedia Đọc Báo in

Nhức nhối nạn tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kỳ 1)

08:04, 21/02/2021

Những năm qua, dù chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan của tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng tảo hôn nhưng thực trạng này vẫn diễn ra phổ biến, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tảo hôn không những là vi phạm pháp luật mà còn để lại những hệ lụy lâu dài cho xã hội.

 Những câu chuyện buồn chưa hồi kết

Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 2.600 cặp vợ chồng tảo hôn, riêng năm 2020, có 276 trường hợp, nhiều nhất là ở các huyện Krông Bông, Lắk, Ea Súp, M’Drắk, Ea H’leo, TP. Buôn Ma Thuột... Vấn nạn tảo hôn đã trở thành rào cản đối với công tác giảm nghèo và an sinh xã hội.

Em Thào Thị Vừ (14 tuổi, ở buôn Plao Siêng, xã Ea Rbin, huyện Lắk) bên chồng con.
Em Thào Thị Vừ (14 tuổi, ở buôn Plao Siêng, xã Ea Rbin, huyện Lắk) bên chồng con.

Là con trai cả trong gia đình nghèo có 7 người con, Sùng Văn Hồng (17 tuổi, ở buôn Plao Siêng, xã Ea Rbin, huyện Lắk) đã bỏ học sớm để lấy vợ. Hiện tại, đôi vợ chồng trẻ này cùng đứa con hơn một tuổi đang ở với bố mẹ và các em trong căn nhà ván chật hẹp. Hằng ngày, vợ chồng Hồng phải đi làm thuê, làm mướn để có thu nhập trang trải cuộc sống. Những hôm không có ai thuê việc thì lên đồi kiếm củi, hoặc ra đồng cắt cỏ bán... Do lấy vợ ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nên Hồng còn khá ham chơi, vợ chồng thường xuyên cãi nhau. Cuộc sống khó khăn, vợ chồng Hồng chỉ mong có đủ cơm ăn qua ngày chứ chưa dám mơ đến việc có tiền làm nhà riêng. Khi được hỏi lý do lấy vợ sớm, Hồng biện hộ: "Tập quán người Mông là lập gia đình sớm. Yêu nhau lâu mà không cưới thì sợ người yêu đi lấy người khác"(!). Biết rằng chưa đủ điều kiện làm thủ tục đăng ký kết hôn nên hai bên gia đình chỉ tổ chức tiệc mừng cho con mà không báo chính quyền địa phương. Rồi con cái sinh ra, Hồng cũng không đi làm thủ tục khai sinh, nhập khẩu mà chờ đến ngày vợ chồng đủ tuổi kết hôn mới bắt đầu khai báo.

Do tảo hôn và sinh đông con nên cuộc sống của một hộ dân ở xã Cư Kbang (huyện Ea Súp) rất khó khăn.
Do tảo hôn và sinh đông con nên cuộc sống của một hộ dân ở xã Cư Kbang (huyện Ea Súp) rất khó khăn.
Do tảo hôn, nhiều bé gái đã mang thai sớm khi cơ thể chưa hoàn thiện về tâm sinh lý. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tử vong (liên quan đến thai kỳ và sinh sản) ở mẹ từ 13 - 17 tuổi cao hơn so với các bà mẹ trưởng thành. Về mặt xã hội, tảo hôn còn dẫn đến tình trạng đói nghèo, dễ phát sinh bạo lực gia đình, trẻ em thất học...".
 Bác sĩ H’Lê Niê

Nói về tình trạng tảo hôn ở địa phương, chị Phạm Thị Ngọc Diệp, cán bộ dân số xã Ea Rbin chia sẻ: Ea Rbin là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lắk, tỷ lệ người DTTS chiếm hơn 83% dân số. Do nhận thức, hiểu biết về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình... của đa phần người dân còn hạn chế. Mặt khác, họ còn giữ  tập tục lạc hậu, nhiều gia đình có con mới 13, 14 tuổi đã bắt ép đi lấy chồng, lấy vợ để thêm người làm; đến 18 tuổi chưa lập gia đình thì bị coi là ế… Vì vậy, nạn tảo hôn ở đây vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã có hơn 20 trường hợp tảo hôn.

Không chỉ tảo hôn, vợ chồng anh Hầu Seo Sóa (27 tuổi tại thôn Ea Sanh, xã Cư San, huyện M’Drắk) còn sinh rất đông con. Sóa lấy vợ kém 5 tuổi, sau 8 năm về chung một nhà, đến nay họ đã có 7 mặt con, đứa nhỏ nhất mới 7 tháng tuổi. Do lấy chồng sớm, cơ thể và tâm sinh lý phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện, lại liên tục sinh đẻ (mỗi năm 1 đứa) nên trông vợ của Sóa khá ốm yếu, mệt mỏi. Cuộc sống gia đình nghèo túng, ăn uống bữa no, bữa đói nên những đứa con của Sóa nheo nhóc, gầy ốm do suy dinh dưỡng, chuyện học hành cũng không được quan tâm. Chị Triệu Thị Nái, cán bộ dân số xã Cư San (huyện M’Drắk) thở dài: Những năm qua, đội ngũ cộng tác viên dân số đã phối hợp với các hội, đoàn thể của địa phương “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động, giải thích về pháp luật, cũng như hậu quả của việc tảo hôn, sinh đông con nhưng nhiều hộ người DTTS vẫn “bỏ ngoài tai”.

Những đứa trẻ ở thôn Noh Prông (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) tự chăm sóc nhau khi bố mẹ vắng nhà.
Những đứa trẻ ở thôn Noh Prông (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) tự chăm sóc nhau khi bố mẹ vắng nhà.

Thôn Ea Sanh lâu nay được xem là “điểm nóng” về tình trạng tảo hôn của xã Cư San. Chỉ tính riêng năm 2020, trong thôn đã có 5 trường hợp tảo hôn. Nguyên nhân chính là do nhiều đôi trẻ yêu đương sớm lỡ có thai nên được gia đình tác hợp cho về ở với nhau; một số khác thì bố mẹ bắt cưới khi chưa đủ tuổi kết hôn. Chuyện tảo hôn đã tác động không nhỏ đến công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Hiện nay, toàn thôn Ea Sanh vẫn còn 40 hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 54,7% số hộ), chủ yếu tập trung ở những cặp vợ chồng kết hôn sớm, sinh đông con; số học sinh học hết bậc THPT chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Bác sĩ H’Lê Niê, Trưởng Phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) cho biết, ngành dân số đã xây dựng được 3.450 cộng tác viên hoạt động rộng khắp từ tỉnh đến tận các thôn, buôn, tổ dân phố. Đội ngũ này thường xuyên bám sát cơ sở, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình. Tuy nhiên, do tập quán tảo hôn đã tồn tại lâu đời, trình độ dân trí của người DTTS còn thấp nên công tác tuyên truyền gặp nhiều

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.