Multimedia Đọc Báo in

Dây điện "vắt vẻo" lòng lề đường

17:28, 07/04/2021

Trên tuyến đường Phan Bội Châu (phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột) có nhiều đoạn dây điện rơi võng xuống đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân. 

Chị Nguyễn Thị Hồng Bích, sinh sống ở hẻm số 422 đường đường Phan Bội Châu lâu năm cho biết: “Dây điện bị đứt rớt xuống đất. Nhà tôi có con nhỏ thường hay đi chơi quanh đây, nên rất lo sợ lỡ chẳng may trong lúc nô đùa sơ xuất vướng vào dây điện rất nguy hiểm".

Đường dây điện rớt võng xuống đường Phan Bội Châu gây nguy hiểm cho người dân. Ảnh: Thúy Hằng
Dây điện tại hẻm số 422 đường Phan Bội Châu rớt võng xuống đường gây nguy hiểm cho người dân. Ảnh: Thúy Hằng

Cách đó không xa trước Nhà tang lễ Đắk Lắk (đường Phan Bội Châu), một đoạn dây diện cũng rơi thỏng xuống vỉa hè. Anh Nguyễn Trung Anh người dân sống tại đây phản ánh: "Tình trạng dây điện, dây viễn thông giăng mắc chằng chịt, võng sát mái nhà, xuyên qua nhà dân, sát đường hoặc thấp ngang đầu người khá phổ biến tại nhiều khu phố. Cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn, kịp thời xử lý, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc cho người dân”.

Đường dây điện xuống cấp rơi ngổn ngang dưới mặt đất tại số 422 đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Thúy Hằng
Tại một vị trí khác trên đường Phan Bội Châu đường dây điện rơi xuống vỉa hè. Ảnh: Thúy Hằng

Theo ghi nhận của phóng viên, tại đường giao nhau giữa đường Phan Bội Châu - Hoàng Hoa Thám đường dây điện bị võng xuống giữa đường.Tại nút giao thông này, lượng phương tiện tham gia giao thông khá đông, đường dây điện bị võng xuống đường, gây tâm lý bất an cho người dân.

Dẫu chưa xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào do dây điện, dây cáp bị đứt "vô tư" vắt vẻo trên đường, nằm chỏng chơ trên vỉa hè, nhưng để đảm bảo an toàn cho người dân và không làm mất mỹ quan đô thị rất mong đơn vị quản lý sớm khắc phục tình trạng này. 

Hoài Thương – Thúy Hằng

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.