Multimedia Đọc Báo in

Chi trả 1 tỷ đồng bảo hiểm quyền lợi người vay vốn cho khách hàng

16:23, 19/05/2021

Ngày 19-5, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Ban Mê đã tổ chức gặp gỡ và chi trả tiền quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro.

Khách hàng được chi trả bảo hiểm là bà Bùi Thị Nhung (phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột). Tháng 10-2020, bà vay số vốn 1 tỷ đồng tại BIDV Chi nhánh Ban Mê để phục vụ sản xuất kinh doanh và có tham gia bảo hiểm người vay vốn tại Công ty Bảo hiểm BIDV Tây Nguyên cho số tiền vay.

Ngày 11-5-2021, bà Nhung điều khiển ô tô đến ngã tư đường Phạm Ngũ Lão và 10-3, thuộc địa phận xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột thì không may gặp tai nạn và không qua khỏi.

 

Giám đốc BIC Tây Nguyên Nguyễn Đức Uy (bìa phải) và Phó Giám đốc BIDV Ban Mê Phan Văn Đăng trao tiền bảo hiểm cho đại diện gia đình khách hàng
Đại diện BIC Tây Nguyên và BIDV Chi nhánh Ban Mê trao tiền bảo hiểm cho đại diện gia đình khách hàng

 

Tại buổi lễ chi trả, lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm đã chia sẻ với rủi ro, mất mát của gia đình khách hàng và tạm ứng trước số tiền 500 triệu đồng cho đại diện gia đình để động viên, giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình lúc khó khăn. Số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng còn lại sẽ được chi trả cho gia đình khách hàng khi hoàn thiện hồ sơ thủ tục.

Được biết, BIC Bình An là sản phẩm chủ chốt của kênh bán chéo qua ngân hàng giữa BIC và BIDV. Năm 2020, hệ thống BIC đang bảo vệ cho 383.000 khách hàng tham gia BIC Bình An, trong đó, BIC Tây Nguyên có khoảng 49.500 khách hàng. Ước tính năm nay tăng 20% số lượng khách hàng tham gia. Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 100 khách hàng được chi trả quyền lợi bảo hiểm, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.