Multimedia Đọc Báo in

Đe dọa, uy hiếp nhà báo – phạt tối đa 30 triệu đồng

12:59, 09/01/2011
Ngày 6-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 02/2011/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 25-2-2011, thay thế các quy định tại Mục 1, Mục 2 và Điều 52, Điều 53 Mục 8 Chương II Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6-6-2006.

P
Các phóng viên tác nghiệp. (Ảnh: Thongtindoingoai)

Nghị định này quy định rõ các mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí như việc sử dụng thẻ nhà báo, hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí, vi phạm trong nội dung thông tin, cung cấp thông tin và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí... Theo đó, sẽ phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo (quy định cũ phạt 3-10 triệu đồng).

Sẽ áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không viện dẫn nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí; không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng phát trên báo chí; sử dụng tin, bài để đăng phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả.

Phóng viên báo Dak Lak tiếp cận cơ sở
Phóng viên báo Dak Lak tiếp cận cơ sở

Các hành vi như minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

t
 

Với các hành vi thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn báo chí sẽ bị phạt từ  5-10 triệu đồng.

Tác nghiệp phỏng vấn báo chí
Tác nghiệp phỏng vấn báo chí

Đăng, phát thông tin trên báo chí về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Tiếp cận một vụ chôn heo bệnh
Phóng viên xác minh nguồn tin từ cơ sở

Hành vi xuất bản báo in hoặc báo điện tử mà không có giấy phép hoạt động báo chí thì sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng.
C
Các trang tin điện tử. (Ảnh: Nghebao)

Phạt 10 - 20 triệu đồng
đối với hành vi miêu tả tỷ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn, phi nhân tính trong các tin, bài viết, hình ảnh; đăng, phát tin, bài, tranh, ảnh khỏa thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam...
 
Đối với vi phạm hành chính về quảng cáo trong hoạt động thông tin báo chí, mức phạt tiền từ 3-5 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi quảng cáo quá 2 lần trong chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quảng cáo quá 4 lần trong chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi giải trí trên đài phát thanh, truyền hình; hoặc quảng cáo quá 10 lần cho một sản phẩm trên một kệnh trong một ngày của đài phát thanh, đài truyền hình.

Việc quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán,...và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hằng ngày sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
G.T ( tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.