Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Súp: Phức tạp tình trạng lấn chiếm đất và chặt phá rừng trái phép tại các dự án thuê đất, thuê rừng

08:04, 11/02/2014
Huyện Ea Súp hiện có 12 dự án thuê đất, thuê rừng để trồng cao su; trong đó, có 1 dự án của Công ty TNHH Gia Huy tại xã Ea Lê được triển khai trồng cao su theo quy hoạch, 11 dự án còn lại thì mỗi dự án mới được trồng thí điểm 100 ha cao su. Đến nay các dự án đã trồng được 1.266,3/1.440 ha cây cao su, đạt 88% kế hoạch theo Quyết định của UBND tỉnh giao, hầu hết các dự án đều thực hiện trồng cao su theo đúng tiến độ quy hoạch được giao.

Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng lấn chiếm đất và chặt phá rừng trái phép xảy ra tại hầu hết các dự án. Mặc dù trước đó các dự án đều đã xây dựng các phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trình cấp có thẩm quyền thẩm định, chủ động phối hợp với các lực lượng tại địa phương triển khai quản lý bảo vệ rừng và đất đai vùng dự án song tại hầu hết các dự án đều để xảy ra tình trạng người dân chặt phá, bao chiếm đất rừng rất phức tạp, lâm tặc chặt tỉa cây rừng lấy lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích rất lớn. Theo thống kê, tổng diện tích rừng bị phá sau khi các doanh nghiệp được thuê đất là 201,5 ha, diện tích đất bị lấn chiếm là 417,1 ha.

Mới đây,Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2013 của huyện Ea Súp đã yêu cầu các công ty, doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng cần xây dựng quy chế chặt chẽ đồng thời phối hợp đồng bộ với các lực lượng chức năng của huyện, của tỉnh phát hiện và xử lý kịp thời mọi đối tượng xâm hại đến rừng và đất rừng, nhanh chóng giải phóng mặt bằng đẩy mạnh thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã phê duyệt.

Thành Trung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.