Multimedia Đọc Báo in

Không được phép yêu cầu chứng thực trái quy định

09:02, 18/09/2014
UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị tăng cường quản lý Nhà nước về công tác chứng thực trên địa bàn nhằm chấn chỉnh một số tồn tại, hạn chế trong công tác chứng thực.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh NHNN Dak Lak, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai các biện pháp như: rà soát các văn bản pháp luật do địa phương ban hành có nội dung liên quan đến công tác chứng thực để kiến nghị, đề xuất cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế những nội dung không còn phù hợp; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chứng thực; rà soát, đánh giá, kiện toàn đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch; bố trí bảo đảm kinh phí để chi cho hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chứng thực; hướng dẫn, kiểm tra việc thu chi tài chính và quản lý, sử dụng kinh phí trong hoạt động chứng thực; hướng dẫn các tổ chức tín dụng thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm các quy định về chứng thực trong hoạt động cho vay, thế chấp quyền sử dụng đất… Đặc biệt, Chỉ thị nêu rõ, các sở, ban, ngành, tổ chức khác, trong quá trình giải quyết công việc thuộc thẩm quyền, không được phép yêu cầu chứng thực trái quy định.

Được biết, trong những năm qua, công tác chứng thực trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đi vào nề nếp. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký, văn bản, hợp đồng thực hiện quyền của người sử dụng đất sai thẩm quyền và trình tự, thủ tục; việc thu lệ phí chứng thực còn tùy tiện; một số cơ quan, đơn vị lạm dụng yêu cầu việc chứng thực bản sao khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính… ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
 
Lê Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.