Multimedia Đọc Báo in

Cẩn trọng kẻo bị lừa khi tìm việc làm theo quảng cáo trên tờ rơi

08:23, 03/10/2019

Thời gian qua, một số người lao động ở các buôn làng đã tìm việc làm qua những mẩu quảng cáo tìm việc in trên các tờ rơi và đã bị lừa bởi việc làm thực tế không như quảng cáo...

Vợ chồng chị H’Ka Ria (ở buôn Tăng Rul, xã Cư Né, huyện Krông Búk) chủ yếu đi làm thuê theo kiểu ai gọi gì làm nấy. Dù công việc không thiếu nhưng thu nhập không cao và không ổn định. Vợ chồng chị cũng đang tính chuyện thuê đất trồng hoa màu, hoặc đi làm công nhân. Đang dự tính như thế thì chồng chị H’Ka Ria vô tình nhặt được tờ rơi quảng cáo tuyển dụng công nhân làm việc ở Bình Dương, công việc nhẹ nhàng và mức lương cao (từ 15 - 20 triệu đồng/tháng, tùy khả năng). Chồng chị H’Ka đã liên lạc theo số điện thoại ghi trong tờ rơi và được biết công việc làm trên tàu đánh cá với thu nhập 20 triệu đồng/tháng, không cần mang theo gì kể cả quần áo, tháng nào sẽ gửi tiền về tháng đó.

Đại diện các hội, đoàn thể và người có uy tín của xã Cư Né (huyện Krông Búk) tuyên truyền, vận động bà con buôn Tăng Rul cảnh giác với thông tin từ những tờ rơi tuyển dụng lao động.
Đại diện các hội, đoàn thể và người có uy tín của xã Cư Né (huyện Krông Búk) tuyên truyền, vận động bà con buôn Tăng Rul cảnh giác với thông tin từ những tờ rơi tuyển dụng lao động.

Tuy nhiên, suốt 3 tháng kể từ ngày chồng đi làm, chị H’Ka không nhận được tiền lương chồng gửi về cũng không thấy chồng liên lạc. Sau 3 tháng, anh chồng mới gọi điện cho biết mình làm việc trên tàu đánh cá nhưng không biết ở vùng biển nào, công việc rất khổ cực. Anh bảo vợ báo công an xã  để nhờ giúp đỡ.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phát tờ rơi tuyển dụng để tìm kiếm người vào làm công nhân tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trong số đó cũng có không ít trường hợp lừa đảo. Một số người chất phác ở các buôn làng lại không hiểu biết nhiều về thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, bị lừa làm những công việc nặng nhọc, bóc lột sức lao động với mức lương rẻ mạt như trường hợp chồng chị H’Ka Ria.

Để tránh bị lừa, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân muốn tìm việc làm, nhất là việc ở ngoại tỉnh thì nên tìm đến các trung tâm dịch vụ việc làm uy tín của Nhà nước, do các đoàn thể, xã huyện giới thiệu có địa chỉ rõ ràng; hoặc gặp và nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị, doanh nghiệp có thông báo tuyển dụng; tuyệt đối không làm theo chỉ dẫn liên lạc qua điện thoại trên các tờ rơi. 

Xuân Hòa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.