Multimedia Đọc Báo in

Trận chiến với những kẻ mang lệnh truy nã

10:02, 28/11/2019

Qua hai tháng triển khai đợt cao điểm rà soát, truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã, lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ, vận động đầu thú, thanh loại 25 đối tượng truy nã, nâng số đối tượng truy nã bị bắt trong năm 2019 lên 112 đối tượng; trong đó có 42 đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm.

Đơn cử có thể kể đến việc truy bắt và di lý đối tượng Phùng Khắc Phú (49 tuổi, ở huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) từ huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) về Trại giam Công an tỉnh để phục vụ công tác điều tra hành vi giết người và cướp tài sản hôm 30-10 vừa qua.

Đầu năm 1994, Phú từ Hà Nội vào thị xã Buôn Ma Thuột sinh sống. Do làm ăn không thuận lợi, Phú nợ tiền nhiều người. Để có tiền trả nợ, y nảy sinh ý định đi cướp tài sản. Chiều 5-5-1994, Phú ra chợ mua búa nhổ đinh và một số vật dụng để làm hung khí gây án, sau đó thuê ông Nguyễn Xuân Trung ở phường Thắng Lợi, hành nghề xe ôm chở mình vào huyện Cư M’gar lấy lý do thăm người thân. Đi đến đoạn đường vắng vẻ, Phú dùng búa nhổ đinh đánh vào đầu ông Trung làm nạn nhân bất tỉnh, rồi cướp xe máy cùng một số tài sản có giá trị khác. Ông Trung may mắn được người dân phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Lực lượng chức năng đang lấy lời khai đối tượng Phùng Văn Phú tại cơ quan điều tra.
Lực lượng chức năng đang lấy lời khai đối tượng Phùng Văn Phú tại cơ quan điều tra.

Sau khi cướp xe máy của ông Trung, Phú đem ra huyện Ba Vì bán, rồi trốn đến huyện đảo Phú Quốc sinh sống. Xác định đây là đối tượng nguy hiểm, tháng 5-1994, Công an tỉnh Đắk Lắk ra lệnh truy nã đối với Phùng Khắc Phú. Qua công tác trinh sát, điều tra, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16-10-2019 Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Đắk Lắk) đã bắt giữ tên Phú sau 25 năm lẩn trốn.

Từ giữa tháng 9-2019, Ban Chỉ đạo 327/CAT (Công an tỉnh) mở đợt cao điểm rà soát, truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã. Để đợt cao điểm đạt kết quả, Ban Chỉ đạo 327/CAT và lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự đã chủ động triển khai đến toàn bộ chiến sĩ trong đơn vị, giao chỉ tiêu cụ thể, trực tiếp là Đội Truy nã truy tìm (Phòng Cảnh sát hình sự). Theo đó, lực lượng chức năng đã xây dựng nhiều kế hoạch xác minh truy bắt các đối tượng truy nã, tập trung vào đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, đối tượng lẩn trốn lâu năm... Cùng với đó, Phòng Cảnh sát hình sự còn đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nhân dân, phát động phong trào tố giác tội phạm. Đồng thời chỉ đạo trinh sát thường xuyên bám tuyến, bám địa bàn phân công, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Theo thống kê của Công an tỉnh, toàn tỉnh hiện còn 146 đối tượng truy nã, trong đó có 45 đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm (chiếm 30,8%) và 65 đối tượng truy nã trốn trên 10 năm (chiếm 44,5%).

Trung tá Hứa Hoàng Công, Phó Đội trưởng Đội Truy nã truy tìm (Phòng Cảnh sát hình sự) trò chuyện, đặc thù công việc của cảnh sát truy nã là đối mặt với các đối tượng truy nã về nhiều tội danh khác nhau. Sau khi gây án, các đối tượng này tìm cách trốn khỏi địa phương và thường xuyên thay đổi nơi lẩn trốn ở nhiều địa bàn khác nhau, từ địa bàn tập trung đông dân cư đến vùng cao biên giới, nơi núi rừng hiểm trở, ít dân cư sinh sống để khi bị động dễ bề trà trộn, tẩu thoát. Các đối tượng còn thay tên, đổi họ hoặc xây dựng mối quan hệ hôn nhân gia đình với người trong và ngoài nước nhằm qua mắt lực lượng chức năng, đánh lạc hướng quá trình điều tra xác minh và thu thập thông tin. Do vậy, để vây bắt những đối tượng này, đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch hết sức tỉ mỉ, chi tiết. Sau khi xác minh, khoanh vùng đối tượng, các chiến sĩ cảnh sát truy nã phải cải trang, áp sát và vây bắt bất ngờ để đối tượng không kịp trở tay.

Để truy bắt thành công đối tượng truy nã, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát truy nã còn sử dụng hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đối tượng ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật. Đây là biện pháp ưu tiên khi tiếp cận được với gia đình và đối tượng truy nã. “Không như những loại tội phạm khác, kẻ mang lệnh truy nã thường che giấu thân phận rất kỹ lưỡng. Cảnh sát truy nã chỉ có thể dựa vào những tình tiết còn đọng lại của vụ án, thậm chí phải bắt đầu từ con số không để truy tìm đối tượng. Với những kẻ giết người trốn nã, việc truy bắt lại càng nguy hiểm hơn. Chúng thường thủ sẵn vũ khí, chống trả quyết liệt nhằm thoát thân vì bị bắt đồng nghĩa với việc lĩnh án tử hình”, Trung tá Công cho biết.

Hoàng Ân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.