Multimedia Đọc Báo in

Đa dạng hóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

06:17, 30/03/2021

Để đưa pháp luật đi vào cuộc sống, thời gian qua, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), giúp người dân dễ dàng tiếp cận, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong đời sống xã hội.

Nhằm đa dạng hóa công tác tuyên truyền, PBGDPL, cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã tổ chức nhiều hình thức khác nhau như: biên soạn đề cương giới thiệu các luật mới ban hành; phát hành Bản tin Tư pháp hằng tháng với số lượng 3.500 cuốn/số/tháng; phối hợp với Báo Đắk Lắk duy trì thực hiện chuyên mục “Giải đáp pháp luật” trên các số báo cuối tuần; biên soạn và phát hành sổ tay tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tờ gấp tìm hiểu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; tờ gấp tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tờ gấp tìm hiểu một số nội dung về Luật Dân quân tự vệ...

Công an huyện M'Drắk tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống cháy nổ cho các trường học  trên địa bàn huyện.
Công an huyện M'Drắk tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống cháy nổ cho các trường học trên địa bàn huyện.
Trong năm 2020, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã tổ chức gần 120 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho hơn 5.000 lượt người; biên soạn, cấp phát miễn phí hơn 133.000 bản tài liệu PBGDPL; đăng tải khoảng 3.500 tin, bài, tài liệu về pháp luật trên Internet...

 Trên cơ sở hướng dẫn của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt trách nhiệm tham mưu cơ quan, đơn vị mình triển khai hiệu quả công tác PBGDPL thông qua nhiều hình thức đa dạng gắn với ứng dụng công nghệ thông tin. Đơn cử như Công an tỉnh tổ chức phong trào “Kết nối mạng xã hội – Bình yên cho mỗi gia đình” để đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội thông qua kết nối phần mềm Zalo. Qua đó đã thiết lập được hơn 105 kênh thông tin (Official Account) của công an cấp cơ sở trên ứng dụng Zalo với trên 69.500 lượt người theo dõi. Cảnh sát khu vực, công an viên phụ trách địa bàn đã lập hơn 623 nhóm Zalo thôn, buôn, tổ dân phố, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Hay như Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động “Tư vấn pháp luật” trên Facebook, phối hợp với các luật sư để thực hiện tư vấn, giải đáp pháp luật cho người dân; tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ tại các địa phương; phối hợp với Công an tỉnh, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức tuyên truyền về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ma túy, mua bán người; hướng dẫn kỹ năng phòng, chống quấy rối, bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em...

Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật trao giải thưởng cho các cá nhân tại cuộc thi.
Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật trao giải thưởng cho các cá nhân tại cuộc thi.

Ông Nguyễn Minh Thuận, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh cho biết, trong năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 và thiên tai đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn. Trước bối cảnh đó, cơ quan thường trực Hội đồng đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật nhằm đa dạng hóa hình thức PBGDPL, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này. Dù đây là cuộc thi tìm hiểu pháp luật đầu tiên được tổ chức trực tuyến, hình thức tuyên truyền rất mới mẻ, nhưng vẫn có sức thu hút, lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Qua hơn 6 tháng triển khai, với 2 đợt thi gồm: “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng” và “Tìm hiểu kiến thức pháp luật lao động”, toàn tỉnh đã thu hút 5.060 lượt người đăng ký tài khoản tham gia thi với 7.884 lượt thi. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Y tế tổ chức cấp phát 7.550 tờ rơi, tờ gấp, 200 tờ áp phích, 800 bản cam kết cho quần chúng nhân dân trên địa bàn 4 xã biên giới của huyện Buôn Đôn và Ea Súp trong đợt phòng chống dịch Covid - 19, dịch bạch hầu năm 2020...

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.