Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên

10:49, 30/09/2011

Ngày 30-9, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Cư M’gar, Sở GD-ĐT  tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên với sự tham gia của lãnh đạo 15 trung tâm GDTX các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn huyện Cư M’gar.

 

 Quang cảnh Hội thảo


Năm học 2011-2012, hệ GDTX có 8.532 học sinh; trong đó, học sinh dân tộc thiểu số chiếm 63,5%. Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, trong những năm qua, ngành GDTX đã có bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010-2011, tỷ lệ học sinh hệ GDTX đỗ tốt nghiệp đạt 70%, tăng 50,5% so với kỳ thi năm 2006-2007. Tuy nhiên, nghiêm túc đánh giá, chất lượng GDTX còn nhiều yếu kém, nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.

 

 

 Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Ngọc  Quang khẳng định tầm quan trọng nâng cao chất lượng dạy- học hệ GDTX

 

Theo ý kiến của nhiều đại biểu, để nâng cao chất lượng dạy-học, các trung tâm GDTX cần thực hiện đồng bộ đổi mới chương trình, tăng cường cơ sở vật chất, trang bị sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo những định hướng, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, mỗi trường cần thực hiện có hiệu quả các nhóm biện pháp: nghiên cứu nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch năm học; huy động các nguồn lực, trong và ngoài nhà trường; thực hiện tốt nội quy, quy chế, nền nếp tác phong; liên hệ chặt chẽ với gia đình, trung tâm; tăng cường công tác quản lý dạy-học; nâng cao chất lượng  đội ngũ giáo viên…

 

Trước khi Hội thảo, các đại biểu  đã dự giờ tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Cư M’gar để nắm bắt thực trạng

 

Lần đầu tiên, vấn đề “thương hiệu” GDTX được đặt ra. Trong bối cảnh các loại hình đào tạo ngày càng đa dạng, phù hợp hơn, nhất là các trường tư thục, các trường có yếu tố nước ngoài…, các trung tâm GDTX phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu của người học và xã hội.

Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.