Multimedia Đọc Báo in

Cô học trò nhà nghèo, học giỏi

09:55, 27/05/2013

Em Dương Thị Hường, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Cư Prao, huyện M’Drak) có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm 2000 gia đình em chuyển từ tỉnh Cao Bằng vào thôn 5, xã Cư Prao để sinh sống, đất sản xuất không có, 4 nhân khẩu trong gia đình đều sống dựa vào số tiền ít ỏi mà bố mẹ em đi làm thuê hằng ngày có được. Căn nhà nhỏ tạm bợ với diện tích chưa đầy 20m2 của gia đình em được ghép lại từ những mảnh tre nứa xiêu vẹo; ngày nắng còn đỡ cực, những ngày mưa gió thì trong nhà cũng như ngoài sân, tránh đâu cũng không khỏi ướt. Mặc dù cuộc sống vất vả, khó khăn, nhưng bố mẹ em vẫn cố gắng hết sức để lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn, với tâm niệm học để sau này giúp ích cho gia đình và xã hội.

Ngoài chăm chỉ học tập, em Hường  còn luôn phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.
Ngoài chăm chỉ học tập, em Hường còn luôn phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.

Tuy tuổi còn nhỏ nhưng Hường đã sớm thấu hiểu được  khó khăn của gia đình mình, nên em luôn chăm chỉ học tập, giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Với sự nỗ lực phấn đấu nên từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2011-2012 em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi; được nhận học bổng “Bông mai vàng” và học bổng “Học sinh nghèo vượt khó”. Nhận xét về em, thầy giáo chủ nhiệm Nhan Quốc Vũ Niê chia sẻ: Mặc dù nhà nghèo nhưng em Hường luôn khắc phục khó khăn, chăm chỉ đến trường. Trong các giờ học em luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và thuộc bài ngay tại lớp. Ngoài ra Hường còn là một Chi đội trưởng gương mẫu, luôn nhiệt tình tham gia các phong trào của Liên đội, được thầy cô tin yêu và bạn bè quý mến…

Tiến Đức – Thúy Diệp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.