Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020: Xóa mù chữ cho 1,2 triệu người

08:25, 07/05/2013

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký quyết định phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” với mục tiêu đến năm 2020 xóa mù chữ cho 1,2 triệu người có độ tuổi từ 15 - 60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 98%.

a
Sinh viên tình nguyện giúp trẻ em dân tộc thiểu số học tập. Ảnh minh họa: T.H

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2015 xóa mù chữ cho 800.000 người có độ tuổi từ 15-60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 96%. Trong đó, tỷ lệ người biết chữ ở 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 90%; xóa mù chữ cho 250.000 người dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 86%. Đến năm 2020 tỷ lệ người biết chữ ở 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 94%; xóa mù chữ cho 300.000 người dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 90%. Có 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn chống mù chữ giai đoạn 2013 – 2020.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đã đưa ra các giải pháp như: Tổ chức các lớp học xóa mù chữ phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số, người khiếm thị, khiếm thính. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, dòng họ trong việc vận động người mù chữ ra lớp học. Đồng thời, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số cho giáo viên và cán bộ làm công tác xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số. Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với những người tham gia dạy xóa mù chữ ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ đối với những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia dạy xóa mù chữ.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác xóa mù chữ cũng là một trong những giải pháp được Đề án đưa ra. Trong đó, cần tăng cường huy động giáo viên các trường tiểu học, cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên các hội, đoàn thể, đặc biệt là Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tham gia dạy xóa mù chữ. Đẩy mạnh hoạt động tình nguyện dạy xóa mù chữ của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Huy động cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia dạy các lớp xóa mù chữ ở khu vực biên giới, hải đảo...
 

Nguồn chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.