Multimedia Đọc Báo in

Trường Mẫu giáo Ea Tul: Điểm sáng trong công tác xã hội hóa giáo dục ở huyện Cư M’gar

10:17, 24/06/2013

Dù đóng trên địa bàn một xã nghèo của huyện Cư M’gar với 98% số hộ người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 19%; song với những cách làm năng động, linh hoạt, Trường Mẫu giáo Ea Tul đã trở thành một trong những điểm sáng trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Trường Mẫu giáo Ea Tul (Cư M'gar)
Trường Mẫu giáo Ea Tul (Cư M'gar)

Năm học 2009 – 2010 phân hiệu ở buôn Yao của Trường Mẫu giáo Ea Tul được Công ty Bia Sài Gòn đầu tư xây dựng 2 phòng học, với số tiền 150 triệu đồng, nhưng chưa có hàng rào bao xung quanh. Trước tình trạng này, nhà trường đã vận động phụ huynh học sinh đóng góp tre để làm hàng rào tạm, nhưng chỉ sau một thời gian công trình này đã bị hư hỏng và bắt buộc phải sửa chữa. Nhận thấy mỗi lần sửa chữa mất rất nhiều thời gian, công sức, hao phí tiền bạc mà công trình cũng không được bảo đảm, nhà trường đã tham mưu với UBND xã xây dựng hàng rào kiên cố với nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và người dân trong buôn. Đến nay công trình này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, với tổng kinh phí 160 triệu đồng; trong đó vốn huy động từ phụ huynh học sinh theo Chương trình 159 được 31 triệu đồng, UBND xã hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng và số tiền còn lại do người dân trong buôn đóng góp…

Cũng qua công tác xã hội hóa giáo dục, trong 3 năm qua Trường Mẫu giáo Ea Tul đã vận động nhân dân trên địa bàn đóng góp tiền xây dựng được hàng rào kiên cố, cổng, biển ở phân hiệu buôn Pơr, với số tiền 260 triệu đồng; đồng thời huy động phụ huynh có con em theo học tại trường đóng góp tiền mua sắm đồ dùng dạy học, đồ dùng phục vụ vui chơi, góp nguyên liệu cho giáo viên làm đồ chơi, hỗ trợ kinh phí làm sân chơi bằng bê tông và các đường xương cá, bồn hoa cho trẻ dạo chơi ở phân hiệu chính, với số tiền gần 43 triệu đồng…

Cô Nguyễn Thị Liên, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Ea Tul cho biết: “Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, Trường Mẫu giáo Ea Tul đã được đầu tư xây dựng khang trang. Trường chính và các phân hiệu đều có hàng rào, cổng và biển trường, có bếp ăn bán trú, mua sắm được nhiều đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy và học…  Từ đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường cũng được nâng lên đáng kể…”.

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.