Hãy biết tha thứ, sẻ chia!
Nguyên do là trước đó vì em Nguyễn Anh Việt không chịu viết bài, lại hay nói chuyện trong lớp, sau nhiều lần nhắc nhở không được, cô giáo Kim Phượng đã dùng thước đánh vào 2 mông và bả vai em Nguyễn Anh Việt gây chấn thương phần mềm. Mặc dù rất xót con, cháu, song ông Lê Ân vẫn bình tĩnh mời cô giáo đến, hỏi rõ nguyên nhân để đưa ra hướng giải quyết.
Trong buổi trò chuyện thân mật với cô giáo, ông Lê Ân bộc bạch: “Gia đình tôi chỉ có vài cháu nhỏ, thế mà tôi phải rất vất vả khi quản lý chúng, đôi khi chúng làm sai tôi cũng không kiềm chế được nóng giận, dùng roi vọt dạy dỗ… nên tôi nghĩ phải có lý do cô mới đánh cháu. Tôi rất cảm thông với những khó khăn của cô khi phải quản lý một lớp đến vài chục học sinh, các cháu lại đang ở cái tuổi hiếu động, hay nghịch phá, đôi lúc cô cũng phải dùng roi vọt để dạy dỗ các cháu. Điều đó không phải ghét bỏ gì các cháu mà chỉ vì mong muốn các cháu chăm ngoan, học hỏi. Cha ông ta đã nói “thương cho roi cho vọt…” mà! Ông Lê Ân cũng từ chối khoản tiền cô giáo gửi để chi phí thuốc thang cho cháu Việt.
Có lẽ không phải phụ huynh nào cũng có tấm lòng vị tha như thế nếu không đặt mình vào cương vị của các cô, các thầy để hiểu được phần nào nỗi vất vả trong một môi trường công việc đầy những áp lực để thông cảm như ông Lê Ân. Và ngẫm rộng ra, trong một xã hội mà quyền trẻ em ngày càng được pháp luật bảo vệ chặt chẽ, đã có không ít phụ huynh lạm dụng quyền này; chỉ cần con cái bị một vài roi, về “mách” lại bố mẹ, thế là gia đình lại làm lớn chuyện, gửi đơn thưa kiện đến các cơ quan pháp luật. Đã có không ít trường hợp thầy, cô giáo chỉ vì một phút nóng giận đã phải “trả giá”, thậm chí là bị mất việc. Chính vì vậy, đón nhận sự cảm thông của gia đình ông Lê Ân, cô giáo Ông Kim Phượng đã trải lòng trong nước mắt: “Tôi rất cảm ơn vì gia đình đã thấu hiểu, cảm thông và tha thứ cho tôi. Tôi xem đây như một bài học kinh nghiệm trong suốt những chặng đường công tác của mình”.
Qua câu chuyện này, mong rằng các bậc phụ huynh, nhất là bậc tiểu học, mầm non ngày càng biết sẻ chia, thấu hiểu với áp lực trong công việc của những giáo viên, bởi đôi lúc họ cũng phạm sai lầm, nhưng hãy để cho họ có cơ hội, khắc phục, sửa chữa sai lầm đó.
Đăng Triều
Ý kiến bạn đọc