Multimedia Đọc Báo in

7 nội dung sinh viên đánh giá giảng viên

14:13, 14/10/2013

Bộ GD-ĐT đưa ra 7 nội dung chính để lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, bao gồm: Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; học liệu phục vụ giảng dạy, học tập và thời gian giảng dạy của giảng viên; trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học; khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của sinh viên; năng lực của giảng viên trong tư vấn và tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của người học và tác phong sư phạm của giảng viên.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học (nếu có nhu cầu) trong việc xây dựng công cụ, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đồng thời, định kỳ kiểm tra, đánh giá các cơ sở giáo dục đại học trong thực hiện hoạt động này.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT yêu cầu đưa việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và được thực hiện với tất cả các học phần giảng dạy của giảng viên;

Quy định cụ thể về đối tượng, hình thức, quy trình và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong việc lấy ý kiến; phương pháp xử lý, sử dụng và chế độ lưu trữ các tài liệu về ý kiến phản hồi của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên; đồng thời, thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo tổng kết về Bộ GD-ĐT.

Nguồn GD&TĐ
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.